Chuyên gia tư vấn hôn nhân khẳng định, bí mật của một cuộc hôn nhân bền vững đơn giản nhưng ít người chịu hiểu
Vì cả hai chúng tôi đã từng trải qua một cuộc hôn nhân, nên chúng tôi muốn biết những yếu tố giúp cho một cuộc hôn nhân trường tồn vững vàng, và chuyên gia tư vấn đã cho chúng tôi những lời khuyên vô cùng thâm thúy.
Một trong những điều tuyệt nhất tôi từng làm là cùng chồng mình tới gặp chuyên gia tư vấn trước hôn nhân. Vì cả hai chúng tôi đã từng trải qua một cuộc hôn nhân, nên chúng tôi muốn biết những yếu tố giúp cho một cuộc hôn nhân trường tồn vững vàng, và chuyên gia tư vấn đã cho chúng tôi những lời khuyên vô cùng thâm thúy.
Khi cả hai cùng lắng nghe, anh chuyên gia tư vấn nói rằng: "Bí mật của một cuộc hôn nhân bền vững là không một ai trong hai người muốn "dứt áo ra đi"". Chúng tôi liền nhìn nhau và nghĩ "Có thế thôi à?", một lời khuyên đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc. Rồi sau đó, tôi được nghe những lời khuyên khác từ những phụ nữ từng tan vỡ trong hôn nhân mà tôi cảm nhận được rằng nó khá đúng, đáng tin cậy.
(Ảnh: Internet)
Đừng thèm muốn có được một cuộc hôn nhân như của người ta
"Hạnh phúc mãi mãi không phải là một câu chuyện thần tiên, mà là một lựa chọn".
Những cuộc hôn nhân đứng vững trước những thử thách của thời gian đều có một điểm tương đồng: Không ai trong hai số hai người muốn từ bỏ. Đó chính là bí quyết lớn nhất để có được một cuộc hôn nhân vững chắc. Trái với nhiều người trong xã hội thường nghĩ rằng sự công bằng, tôn trọng lẫn nhau, tình bạn và nhu cầu thể xác của hai bên đóng vai trò trong việc gìn giữ cuộc hôn nhân. Chúng ta được dạy để đặt một chuẩn mực quá phi thực tế lên mối quan hệ và người mình yêu mà không hiểu được những thử thách mà họ có thể đang phải đối mặt. Nhưng điều chắn chắn có thể ngăn chặn được tờ đơn li hôn chính là cả hai vẫn quyết định ở cùng nhau,mặc cho bao sóng gió ập tới. Hôn nhân không phải là một câu chuyện cổ tích thần tiên mà chính là lựa chọn luôn bên nhau.
Đừng để cho những mâu thuẫn bám rễ
"Một vấn đề không được giải quyết giống như một khối u ung thư, nó có thể phán triển và ăn mòn mối quan hệ của hai bên, giết chết sự trong sáng, hạnh phúc và nét đẹp của cuộc hôn nhân".
Giờ khi đã biết bí mật lớn của hôn nhân, thì hãy nghĩ xem, bạn có cảm thấy được yêu thương? An toàn? Hay cảm thấy rằng người mình cưới có quan tâm và ủng hộ mình không? Xem xét việc người mình cưới phản ứng ra sao với những nhu cầu của bạn là rất quan trọng trong việc gìn giữ mối quan hệ.
Theo thời gian, bạn sẽ tìm ra những đặc điểm và hành vi khiến bạn cảm thấy không hài lòng của người kia. Tuy nhiên, trước khi nghĩ tới việc có nên tiếp tục chung sống cùng nhau hay không, bạn nên xem xét chất lượng cuộc sống và sự hạnh phúc của bạn khi ở bên người mình cưới.
Cuộc hôn nhân nào cũng có những mâu thuẫn và 2 bạn phải cùng nhau xác định chúng là gì và nhanh chóng tìm cách giải quyết.
Xác định điều bạn có thể và không thể chấp nhận
"Khi bạn thích ai đó, bạn thích họ mặc cho khuyết điểm của họ. Khi bạn cưới ai đó, bạn sẽ cưới họ cùng với những khuyết điểm của họ".
Trong một lần đi tư vấn, tôi được yêu cầu hãy tự hỏi chính mình xem: "Mình có thể sống cùng thói quen xấu của chồng cả đời hay không?". Sau một lúc suy nghĩ, tôi trả lời rõ ràng: "Có" vì từ ngày quen nhau đến giờ, cả hai chúng tôi đã chấp nhận khuyết điểm của nhau và tôn trọng không gian riêng của nhau.
Mọi cuộc chia ly đều là cơ hội để bạn xác định xem bản thân mình muốn gì và cần gì trong mối quan hệ kế tiếp. Trong hôn nhân, cả hai bạn cần biết tôn trọng và tránh lấn át "giới hạn" đó của nhau để mối quan hệ của cả hai có thể tiếp tục lớn mạnh. Nếu người bạn cưới không tôn trọng nhu cầu hay không gian riêng của bạn, đó là lúc bạn phải xác định xem họ có xứng đáng với tình yêu của bạn hay không.
Trong hôn nhân, cả hai bạn cần biết tôn trọng và tránh lấn át "giới hạn" đó của nhau để mối quan hệ của cả hai có thể tiếp tục lớn mạnh. (Ảnh: Internet)
Hãy bỏ thói quen giao tiếp không hay của bản thân
"Bước đầu tiên của việc thay đổi chính là sự nhận thức"
Mỗi chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi gia đình. Đó có thể là cách nói chuyện, lối suy nghĩ, hành vi tốt hoặc không tốt. Những thói quen đó cần được loại bỏ nếu bạn muốn cuộc hôn nhân của cả hai trở nên vững chắc. Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định xem bạn có những thói xấu gì.
Thường thì bạn sẽ bắt chước một cách vô thức hành vi từ bố mẹ của mình. Bạn có tiết kiệm tiền bạc như mẹ mình không? Bạn có hay lớn tiếng khi bực bội như bố mình không? Một khi bạn đã xác định được những khuyết điểm trong giao tiếp đó, bạn sẽ có thể tiếp tục nỗ lực trong việc thay đổi cách giao tiếp và hành vi của mình, và giúp cải thiện mối quan hệ vợ chồng và cuộc hôn nhân hiện tại.
(Nguồn: Mariashriver)