Chuyên gia cảnh báo: Thủ phạm gây nấm mốc gia vị đã được xác định! 90% hộ gia đình mắc lỗi bảo quản!

Mỹ Diệu,
Chia sẻ

Mùa hè nắng nóng, nhiều người tiêu dùng phản ánh rằng trên miệng chai hoặc thành chai nước tương bỗng xuất hiện một lớp “màng trắng”, thậm chí trên bề mặt nước tương còn nổi lềnh bềnh những vật thể trắng kỳ lạ…

Vậy những “chất lạ” gây khó chịu này là gì? Có phải là mốc như nhiều lời đồn đoán? Nếu thực sự là mốc, trong thời tiết nóng ẩm như hiện nay, chúng ta nên làm gì để tránh các loại gia vị trong nhà bị mốc?

Giáo sư Cao Hiến Lễ, Học viện Kỹ thuật sinh học & thực phẩm, Đại học Giang Tô (Trung Quốc) đã thực hiện một số thí nghiệm nhỏ để khám phá nguyên nhân thật sự khiến nước tương bị mốc, đồng thời hướng dẫn mọi người một vài mẹo bảo quản gia vị khoa học và hiệu quả nhất.

Nước tương xuất hiện vật thể lạ là gì?

Chủ yếu là nấm mốc.

Nhiều người có thể đã đoán được rằng lớp “vật lạ” giống như mảng mốc này chính là nấm mốc. Thông qua thí nghiệm kiểm tra, chúng tôi xác nhận các vật thể màu trắng, xám, vàng, nâu hoặc xanh rêu có hình dáng như lông tơ thực chất là các loại nấm mốc sinh trưởng và phát triển mạnh khi tiếp xúc với nước tương lâu ngày.

Lưu ý: Một số người có thói quen đổ bỏ lớp màng trắng rồi tiếp tục sử dụng phần còn lại. Điều này không được khuyến nghị, vì giống như thực phẩm bị mốc, một khi nước tương đã bị mốc, tuyệt đối không nên sử dụng tiếp, kể cả còn trong hạn dùng.

Vì sao nước tương mới mua, dùng vài ngày đã bị mốc?

Nguyên nhân chủ yếu là do bảo quản sau khi mở nắp không đúng cách, khiến nấm mốc trong không khí xâm nhập.

Nước tương bị mốc tương tự như bánh mì hoặc trái cây để lâu bị mốc. Sau khi mở bao bì, nếu để tiếp xúc không khí quá lâu, nấm mốc vốn luôn hiện diện trong không khí sẽ nhân cơ hội sử dụng dinh dưỡng trong thực phẩm để sinh sôi, gây hư hỏng, biến chất và có mùi lạ.

Nước tương cũng là môi trường giàu chất dinh dưỡng, rất “được lòng” nấm mốc. Dù mắt thường không thấy, nhưng chỉ cần nắp không vặn chặt, miệng chai còn dính nước tương, thì chỉ cần thời gian tiếp xúc với không khí là nấm sẽ phát triển.

Vì vậy, sau mỗi lần sử dụng cần lau khô miệng chai và đậy kín nắp ngay lập tức để cách ly hoàn toàn với không khí.

Mùa mưa ẩm nóng có khiến nước tương dễ bị mốc hơn?

Có.

Nấm mốc rất “thích” môi trường ẩm và ấm, điển hình như thời tiết mùa mưa. Để kiểm chứng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng 4 tủ ấp để mô phỏng các mùa với nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.

Kết quả cho thấy: nấm mốc phát triển nhanh khi nhiệt độ >25 độ C và độ ẩm >85% là điều kiện điển hình của mùa mưa.

Ngoài ra, độ ẩm cao trong không khí còn khiến nước tương bị loãng ra, dễ nhiễm mốc hơn.

Do đó, vào mùa mưa nóng ẩm, cần giữ nhà bếp sạch sẽ, khô ráo, chú ý vệ sinh miệng chai, nếu bị dính nước phải lau khô ngay.

Nước tương có bị nhiễm mốc ngay từ nhà máy?

Không thể.

Một số người lo ngại “liệu nước tương có bị mốc sẵn từ khi sản xuất không?” – Điều này hoàn toàn không xảy ra nếu sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín, bởi:

- Nước tương trước khi đóng gói thường được tiệt trùng ở nhiệt độ trên 90 độ C, nấm mốc sẽ chết ở >50 độ C.

- Sau khi đóng chai, nắp kín, không còn không khí, nên nấm không thể sống sót.

Công thức vàngTiệt trùng ở nhiệt độ cao + đóng kín không khí = nấm mốc không tồn tại.

Ngoài ra, một thí nghiệm kiểm chứng: 9 loại nước tương phổ biến (mỗi loại 2 chai, 1 mở, 1 không mở) được đưa vào môi trường dễ nhiễm mốc. Kết quả: chai đã mở bị mốc, chai chưa mở hoàn toàn không bị mốc. Điều này chứng minh nước tương không bị nhiễm mốc từ trước.

Nước tương không chất bảo quản, ít muối dễ bị mốc hơn?

Đúng.

Nhiều người lựa chọn sản phẩm “xanh”, không chất bảo quản, ít muối nhưng đây cũng là các sản phẩm dễ bị mốc hơn, cần bảo quản kỹ lưỡng, tốt nhất là để trong tủ lạnh.

Chất bảo quản và muối giúp kéo dài thời gian bảo quản. Khi không có chúng, nấm mốc sẽ dễ dàng phát triển nếu không được giữ lạnh và kín.

Chỉ nước tương mới bị mốc?

Sai! Các gia vị lên men từ ngũ cốc cũng dễ bị mốc nếu không bảo quản đúng cách.

Các sản phẩm như: nước tương, tương hạt, dầu hào (đặc biệt là loại nấu từ thịt hàu nguyên chất), tương cà… đều rất dễ bị mốc. Vì các loại này đều giàu protein, axit amin và khoáng chất chính là “thức ăn” lý tưởng của nấm mốc.

Thí nghiệm giả lập “môi trường mở nắp” với các gia vị phổ biến cho thấy: nước tương, dầu hào, tương hạt, tương cà đều bị mốc, chỉ có giấm ăn và rượu nấu (do có tính axit cao và cồn cao) là không bị mốc rõ rệt.

Tuy vậy, giấm và rượu nấu cũng cần bảo quản đúng cách: tránh ánh nắng, nhiệt độ cao, để nơi khô mát thoáng.

Bảo quản gia vị trong nhà thế nào để tránh bị mốc?

Điều quan trọng nhất: đậy kín nắp chai, buộc kín miệng túi!

3 bước bảo quản đúng cách: Sau khi dùng, lau sạch miệng chai/túi; Đậy nắp thật chặt, buộc kín túi, chỉ cần hở là sẽ bị mốc; Xem kỹ hướng dẫn bảo quản in trên nhãn – sản phẩm chính hãng luôn có ghi rõ.

Nguồn và ảnh: QQ

Chia sẻ