Chuyên gia cảnh báo nguy cơ cận thị, mỏi mắt nếu trẻ đeo nón tấm chắn trong lớp học, thay vào đó hãy làm tốt 3 việc QUAN TRỌNG khác
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) khẳng định: Học sinh không cần phải mang nón che giọt bắn liên tục trong lớp học.
Sau một thời gian khá dài nghỉ học để tránh dịch Covid-19, ngày 4/5 vừa qua học sinh các cấp ở nhiều tỉnh thành đã chính thức đi học trở lại. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, nhiều trường đã yêu cầu 100% học sinh đeo khẩu trang, xịt tay sát khuẩn trước khi vào lớp, thậm chí nhiều trẻ được trang bị nón che giọt bắn khi đi học.
Mới đây, bức ảnh học sinh mầm non ngồi học trong lớp học đã gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều trên cộng đồng mạng. Vậy học sinh có cần thiết phải sử dụng tấm nón tấm chắn trong lớp học hay không? Hãy nghe chuyên gia về bệnh truyền nhiễm giải thích!
Dùng nón che giọt bắn trong lớp học có thể khiến trẻ cận thị
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) khẳng định: Học sinh không cần phải mang nón che giọt bắn liên tục trong lớp học.
Thứ nhất, việc này không cần thiết: Nón che giọt bắn chỉ phát huy hiệu quả và thật sự cần thiết trong trường hợp mặt đối mặt, giao tiếp trực tiếp. Đối tượng cần dùng loại nón này là những người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân, đối diện với người bệnh. Trong khi học sinh học trong lớp, mặt hướng về một hướng thì không cần.
Thứ hai, việc đeo nón chắn liên tục sẽ khiến học sinh khó chịu: Trong thời tiết nóng nực, trẻ đeo nón chắn liên tục sẽ bị đổ mồ hôi, gây khó chịu. Trẻ sẽ có phản ứng chạm vào mắt nhiều hơn, đặc biệt là những trẻ đeo kính cận. Trong khi đó, chúng ta đã được khuyến cáo phải tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng để tránh nguy cơ lây nhiễm virus.
Thứ ba là ảnh hưởng đến thị lực: Bác sĩ Khanh giải thích rằng tấm chắn có khoảng cách sát mặt, phần kính che chắn hình vòng cung khiến tầm nhìn ảnh hưởng, gây mỏi mắt, khiến trẻ bị ảnh hưởng đến thị lực.
Thay vì đeo nón che giọt bắn, bác sĩ Trương Hữu Khanh khẳng định khi ngồi trong lớp, học sinh chỉ cần tuân thủ 3 cách phòng ngừa quan trọng và tốt nhất.
Đó là:
- Rửa tay đúng cách.
- Không đưa tay lên vùng mũi, miệng mới là cách phòng ngừa quan trọng và tốt nhất.
Cũng theo bác sĩ, nón tấm chắn này chỉ phù hợp cho học sinh lúc ra chơi, sẽ tăng khả năng phòng bệnh hơn.
Để con trẻ đến trường an toàn trong mùa dịch Covid-19, phụ huynh nên lưu ý điều gì?
Để bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học. Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo về điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh trước và sau khi đi học trở lại. Phụ huynh nên tìm hiểu và ghi nhớ những thông tin này để bảo vệ con trẻ hiệu quả.
Cụ thể như sau: