Chuyện "ấy" đêm Giao thừa
Một chút rượu mạnh làm cơ thể hưng phấn. Một mùi hương quen thuộc của những lần ân ái. Một lời âu yếm gợi nhớ đến thủa say đắm trong tình yêu chưa xa...
1. Nào gấp sơ kết, tổng kết lu bù, những lo toan, tính toán đau đầu vè khoản ngân sách eo hẹp mà các khoản chi tiêu lại quá nhiều để tổ chức Lễ Giáng sinh cho gia đình, mua sắm quần áo, quà tặng cho người thân, bạn bè… Đến lúc hoàn thành mọi việc, có thể nghỉ ngơi, thu giãn đón Giao thừa, và nhất là giành cho cuộc sống riêng tư của vợ chồng thì cơn stress kéo đến.
Chúng ta hãy nhớ lại rằng không phải stress bao giờ cũng xấu. Cò loại stress tốt (người ta gọi là eustres), nó thúc đẩy người ta cố gắng trong những tình huống nhất định, thí dụ cậu học sinh trước lúc bước vào phòng thi, nhà thể thao sắp đến lượt mình vào thi đấu. Loại stress này giúp người ta đối phó với những thử thách phải đương đầu. Nếu tình huống đặt ra những ngưỡng quá khả năng của mình, nó thì lức ấy là stress xấu. Chúng là dấu hiệu cảnh báo, thể hiện ở những triệu chứng ở những hệ khác nhau của cơ thể.
Hốt hoảng, cáu kỉnh, mệt mỏi, mất ngủ, vô cảm, hiệu quả làm việc thấp, lo lắng và nặng hơn nữa là trạng thái trầm cảm có thể xuất hiện. Đó là stress xấu.
2. Dưới tác động của stress, ham muốn tình dục vẫn đến nhưng bị ức chế và xảy ra hàng loạt tiêu cực: bị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, khó đạt được trạng thái cực khoái, không làm đối phương hưởng ứng và hài lòng… Sex lúc này dường như chẳng giải quyết được chuyện gì, nếu không muốn nói là thêm bực bội.
Năm mới đang rung chuông và dừng lại nơi ngưỡng cửa. Người ta hy vọng một giải pháp thần kỳ mang lại hạnh phúc quanh năm, kèm theo những may mắn cho 365 ngày sẽ tìm thấy ở chuyện ái ân. Nhưng hình bóng của stress vẫn bao trùm lên đầu óc và cơ thể. Người bi quan lặng rời chiến trường, bỏ qua vấn đề cần giải quyết. Họ né tránh nó, bỏ phí thời gian và chịu đựng trong nỗi cô đơn.