Chuông điện thoại cản trở sự tư duy
Chỉ với 30 giây, tiếng chuông điện thoại của một người hoàn toàn xa lạ ngồi gần đó cũng có thể cản trở sự tư duy của bạn.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chỉ với 30 giây, tiếng chuông điện thoại của một người hoàn toàn xa lạ ngồi gần đó cũng có thể cản trở quá trình tư duy của bạn, ít nhất là trong một thời gian ngắn.
Một cuộc thí nghiệm đã được tiến hành trong lớp học mà không cho sinh viên biết. Kết quả cho thấy điểm số của họ sẽ giảm sau khi bị tiếng chuông điện thoại làm phiền.
Shelton, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Kết quả này chỉ ra rằng chuông điện thoại di động không chỉ làm phiền chúng ta đơn thuần mà còn có ảnh hưởng xấu tới việc tư duy, dù là trong một cuộc họp công việc hay trong lớp học hoặc một bối cảnh nào khác”.
Cuộc nghiên cứu đã diễn ra như thế nào?
Trong những nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học từng chứng minh não người chỉ có thể tập trung vào một số việc nhất định tại một thời điểm.
Trong cuộc nghiên cứu mới này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một loạt các thí nghiệm, cả trong phòng thí nghiệm và ngoài đời thực với bối cảnh là các trường đại học để kiểm tra xem chuông điện thoại đã ảnh hưởng đến sự hoạt động nhận thức của con người như thế nào.
Shelton nói: “Tại thời điểm này, trường đại học bang Lousiana đang tổ chức giải vô địch bóng đá quốc gia. 99% người tham gia vào cuộc thí nghiệm đều biết đó là bài hát nào”. .
Các sinh viên đã được đề nghị thực hiện một nhiệm vụ đơn giản trên máy tính – cho biết những biểu tượng họ thấy trên màn hình là chữ hay không là chữ. Họ không được cho biết sẽ có sự phân tán của âm thanh.
Những tiếng ồn (bao gồm cả chuông điện thoại) đã gián đoạn nhiệm vụ của họ khoảng 20 lần ở mỗi cuộc thí nghiệm.
Kết quả nói lên điều gì?
Shelton cho biết: “Tất cả những người tham gia thí nghiệm đều bị một âm thanh làm gián đoạn vào lúc bắt đầu, không quan trọng đó là âm thanh gì. Và họ đã thực hiện nhiệm vụ của mình chậm hơn”.
Tuy nhiên, những người nghe âm thanh “không liên quan” có thể trở lại công việc của mình nhanh hơn những người nghe một trong hai loại nhạc chuông điện thoại kia. Và những người nghe nhạc chuông từ bài hát thi đấu của trường Đại học LSU sẽ mất nhiều thời gian nhất để thoát khỏi sự phân tán tâm trí.
Shelton nói: “Chúng tôi cho rằng đó là do điện thoại di động phổ biến hơn trong môi trường hàng ngày. Con người có thói quen phản ứng với chuông điện thoại”.
“Họ thường phản ứng tự động với những gì họ không thể iểm soát được và điều này đặc biệt đúng với chuông điện thoại di động mà có liên quan đến cá nhân họ”.
Sau khi bị chuông điện thoại làm phiền, 25% người sẽ làm bài kiểm tra tệ hơn
Trong tất cả các trường hợp, Shelton nói: “Mặc dù những âm thanh này có gây phiền nhiễu nhưng điều đó không kéo dài và con người có thể lấy lại sự tập trung ít nhất là trong bối cảnh phòng thí nghiệm”.
Nhưng trong một cuộc thí nghiệm sau đó, Shelton đã giả vờ là một sinh viên đại học, tham gia vào một lớp học về tâm lý trẻ em. Tại một thời điểm chỉ định trước, Shelton đã cho chuông điện thoại reo trong 30 giây và không hề có động thái trả lời hay tắt tiếng chuông, điều này đã gây ra rất nhiều cái nhìn khó chịu từ nhưng người bạn cùng lớp.
Ngay lập tức sau đó, các sinh viên đã trả lời vấn đáp kém hơn trong khi chuông điện thoại kêu.
Trong một cuộc thí nghiệm khác, Shelton đã để chuông reo trong túi và vờ lục lọi mãi không thấy điện thoại. Sau sự cố đó, các sinh viên đã trả lời vấn đáp thậm chí còn tệ hơn.
Theo Shelton, khi được báo trước rằng điện thoại sẽ kêu thì việc mất tập trung sẽ ít nghiêm trọng hơn. Bà cũng nói thêm rằng “Cảnh báo trước có thể giúp họ không để tâm đến tiếng chuông”.
Hiện ở Mỹ có hơn 262 triệu người sử dụng điện thoại di động. Shelton cho biết cho đến nay hầu hết các trường đại học đều phụ thuộc vào ý thức của sinh viên về việc sử dụng điện thoại trong lớp học hơn là đưa ra những quy tắc cụ thể, rõ ràng.