Chuối bổ dưỡng và các công thức đơn giản nhất

N.D,
Chia sẻ

Chuối là loại quả duy nhất không bao giờ gây dị ứng cho trẻ nhỏ, nó là thứ thức ăn hoàn hảo và có thể chế biến thành nhiều món tráng miệng hấp dẫn.

Chuối chưa chín hẳn chứa nhiều tinh bột “khó hòa tan”, vì thế nếu ăn chuối còn ương thì sẽ khó tiêu hóa hơn đồng thời bạn thường có cảm giác đầy hơi. Nhưng với chuối chín thì hầu hết tinh bột đã chuyển hóa thành đường, điều này làm cho chuối chín không chỉ ngọt hơn mà còn dễ tiêu. Thêm vào đó chuối lại là thứ quả lành, hiếm khi gây dị ứng nên nó rất phổ biến và tốt cho trẻ nhỏ.

Đặc biệt chuối còn rất hữu ích khi trẻ ốm, ví dụ như ở Mỹ, trẻ em mắc chứng tiêu chảy thường được áp dụng thực đơn “ăn kiêng” gồm: chuối, cơm, táo nghiền và bánh mỳ nướng. Các thức ăn làm từ chuối được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm dành cho trẻ em.
 

Ăn bao nhiêu chuối là vừa?

Chuối là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất cần thiết cho tim, gan, não bộ, xương, răng và đặc biệt là hệ cơ. Mỗi người chúng ra cần ít nhất 1 gram kali một ngày. Lượng tối ưu dành cho người lớn là 3.4 g/ngày còn trẻ em cũng cần khoảng 16 – 30 mg/kg cơ thể .

Sự thiếu hụt kali trong cơ thể có thể dẫn tới tình trạng kém ăn, thậm chí lượng protein sẽ bị xuống dưới mức thông thường. Nếu bạn thường bị chuột rút, các cơ co thắt, nhất là vào buổi tối thì có khả năng bạn đã thiếu khoáng chất này. Tất nhiên ngoài chuối ra chúng ta còn thu nạp kali từ các loại rau củ khác như: khoai tây, cải bắp, củ cải… nhưng theo thống kê thì chuối giàu kali nhất, cứ 100 mg thịt quả chuối chứa khoảng 376 mg kali

Kali có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và bài tiết của cơ thể

Chuối rất tốt cho tiêu hóa, nó có chứa cả chất xơ, những đặc tính này khiến cho chuối trở thành thực phẩm tuyệt vời cho những người đang cần hồi phục sức khỏe và những người sau phẫu thuật…

Cả chuối tươi và chuối khô đều có hàm lượng đường tự nhiên cao, loại đường này khi được tiêu hóa sẽ ngấm vào máu rất nhanh. Vì thế rất nhiều vận động viên đặc biệt là người chơi tennies thường ăn chuối trước và ngay cả trong khi thi đấu.

Tuy nhiên với những người mắc bệnh tiểu đường thì không thể ăn chuối vì thứ quả này lại chứa quá nhiều đường sucrose (đường mía), fructose mà lại quá ít đượng glucose.

Chuối có thể được ăn tươi luôn hoặc cũng có thể được chế biến theo rất nhiều công thức nấu ăn đa dạng.

Công thức 1: Chuối rán caramel và dừa
 

Nguyên liệu:

4 quả chuối
25 gr bơ nhạt
25 gr đường nâu
Dừa khô

Cách làm:

Chuối bóc vỏ và cắt dọc làm đôi.

Cho đường vào chảo chưng thành màu vàng nâu, cho bơ đun chảy cùng với đường caramel rồi tiếp đến cho chuối vào rán. Sau 2 phút lật mặt kia của chuối rán tiếp.

Sau 2 phút nữa thì gắp chuối ra đĩa, rắc dừa khô lên trên, ăn cùng với kem vani ngon tuyệt.

Công thức 2: Bánh chuối rán

Nguyên liệu:
 
Bột mỳ, bột chiên
Sữa tươi
Chuối chín
Đường (tùy chọn)

Cách làm:

Bột mỳ hòa với sữa tươi thành hỗn hợp sánh đặc, cho thêm chút bột chiên cho giòn. Nếu bạn thích ngọt có thể thêm chút đường.

Chuối bóc vỏ cắt dọc làm đôi, cho từng lát chuối nhúng vào bột sao cho bao thật đều xung quanh.

Đặt chảo lên bếp đun nóng dầu ăn. Cho chuối tẩm bột vào rán.

Rán chín vàng hai mặt là được.

Kem chuối trái cây
Một món tráng miệng cực kỳ thơm ngon
 
 
Nguyên liệu:
 
Chuối chín
Kem vani
Các loại trái cây khác

Cách làm:

Chuối chín bóc vỏ, cắt dọc làm đôi, sắp lên đĩa.

Múc những viêm kem vani tròn lên trên, thêm các loại trái cây màu sắc khác vào cho đẹp mắt.

Bạn cũng có thể rắc socola vụn lên trên nữa rồi thưởng thức

 
N.D
Tổng hợp
Chia sẻ