Chúng ta nên uống nước đun sôi từ ấm hay từ bình nóng lạnh?

Newben,
Chia sẻ

Cả hai thiết bị đều cung cấp nguồn nước cho bạn sử dụng, nhưng nên dùng loại nào để bảo đảm an toàn cho sức khỏe?

Ngày nay, bình nước nóng lạnh không chỉ xuất hiện tại các văn phòng làm việc hay nơi công cộng như bệnh viện, trường học mà nhiều gia đình cũng đã mua và sử dụng thiết bị này tại nhà. Độ tiện dụng, nhanh chóng của nó đã chiếm được thiện cảm từ người dùng, khiến ấm đun nước siêu tốc dần bị bỏ mặc.

Tuy vậy, vẫn có những gia đình vẫn kiên trì đun nước bằng ấm rồi mới uống bởi họ tin rằng, chỉ bằng cách này thì nước mới thực sự được nấu chín và an toàn cho sức khỏe. Vậy nước từ ấm đun hay từ bình nóng lạnh sẽ an toàn cho sức khỏe người dùng?

Nhìn từ bên ngoài, cây nước nóng lạnh gồm hai phần chính là bình nước tinh khiết và nơi để cung cấp nước gồm vòi nóng - lạnh. Có thể nói, không ai có thể đảm bảo được nguồn gốc của "bình nước tinh khiết", dù cho các cơ sở sản xuất luôn "chắc như đinh đóng cột" rằng quy trình sản xuất, nguồn nước đều đạt tiêu chuẩn nhưng mỗi ngày chúng ta vẫn được cập nhật thông tin "cơ sở X bị phát hiện lấy nước từ nguồn nước bẩn"...

Binh nuoc 1
Nhìn từ bên ngoài, cây nước nóng lạnh gồm hai phần chính là bình nước tinh khiết và nơi để cung cấp nước gồm vòi nóng - lạnh. (Ảnh: letu)

Thêm vào đó, vì vấn đề an toàn thiết bị điện nên bình nước nóng lạnh có rờ-le khống chế nhiệt độ nước chỉ đạt khoảng 90 độ C sẽ ngắt điện, không bao giờ đạt được 100 độ C - độ sôi của nước. Và khi đó, các vi khuẩn, virus có hại trong nước sẽ không được loại bỏ hết, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.

Còn với ấm đun siêu tốc, chỉ khi nước trong ấm thực sự sôi thì mới ngắt điện, do đó tỉ lệ vi khuẩn còn sống trong nước rất thấp, đảm bảo vệ sinh, không hại đến sức khỏe.

Binh nuoc 2
(Ảnh: letu)

Đó là về độ sôi, chín của nước khi dùng 2 thiết bị này. Vậy còn về độ tiện dụng khi làm vệ sinh bình nóng lạnh và ấm đun siêu tốc thì như thế nào?

Có thể thấy, bình nóng lạnh có nhiều "góc chết", khó có thể làm vệ sinh. Vì thế, bình nóng lạnh không được làm vệ sinh thường xuyên, cộng với nhiệt độ nước trong đây không đạt 100 độ C nên chắc chắn, vi khuẩn sẽ tích tụ ngày càng nhiều. Còn với ấm đun siêu tốc, với thiết kế dễ vệ sinh, cộng thêm nhiệt độ sôi luôn là 100 độ C nên vi khuẩn cũng chẳng còn. Ví dụ như với cặn, việc tẩy rửa cặn trong bình nóng lạnh thực sự không phải là chuyện đơn giản, nhưng với ấm đun siêu tốc, bạn chỉ việc dùng miếng rửa chén hay mảnh vải nhỏ, chà nhẹ vài lần là sạch sẽ.

Đến đây thì bạn đã xác định được nên sử dụng loại thiết bị nào rồi đấy. Dĩ nhiên rằng khi đi làm hay đến những nơi công cộng, việc uống nước từ bình nóng lạnh là "bất khả kháng", nhưng khi có thể, hãy chủ động trong việc này nhé.

(Nguồn: letu)
Chia sẻ