Chùm ảnh: "Tướng bà" 9 tuổi được rước bằng kiệu trang trọng ở hội Gióng
Lễ hội đền Gióng diễn ra vào sáng 21/2 (tức mùng 6 Âm lịch) có rất nhiều loại kiệu rước như: hoa tre, voi chiến, cây trầu... Kiệu rước "Tướng bà" được coi là quan trọng nhất với nhiều nghi thức.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch, và Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng giêng.
Lễ rước "Tướng bà" tại hội Gióng (Sóc Sơn), sáng 21/2.
Ngoài việc bảo vệ hoa tre, cây trầu để tránh bị tranh cướp, lực lượng an ninh ở Sóc Sơn (Hà Nội) còn phải cõng bảo vệ cô bé 12 tuổi đóng vai Tướng bà để khỏi bị bắt.
Theo quy định từ xưa "Tướng bà" phải có gia đình mẫu mực, gương mặt ưa nhìn, sáng sủa, học giỏi.
Vậy nên, với nhiều gia đình, việc con cháu được ngồi lên kiệu là niềm hãnh diện của cả dòng tộc.
Người dân lì xì và chụp ảnh "Tướng bà"
Đây là nghi lễ được rất nhiều người chờ đón. Ảnh: Quý Nguyễn
Ảnh: Quý Nguyễn
Đoàn rước kiệu "Tướng bà" có đầy đủ các thành phần gồm các cụ cao tuổi, cán bộ đoàn thể trong xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi khiêng kiêm bảo vệ kiệu.
Tướng nữ tên Trịnh Khánh Linh - 9 tuổi.
6h sáng, đoàn xuất phát từ đình làng Yên Tàng tiến về đền Sóc tham dự lễ hội.
Các kiệu rước lễ vật dừng tại sân đền Thượng, "Tướng bà" cùng đoàn tháp tùng vào hậu cung làm lễ, trút bỏ chiến bào rồi cùng đoàn bảo vệ xuống đền Hạ.
Người dân kể rằng, đã có nhiều lần các cô bé đóng vai "Tướng bà'" bị đoàn khác bắt cóc đi mất, sau đó gia đình phải "chuộc" với số tiền lớn.
Do vậy, công tác bảo vệ được chuẩn bị kỹ.
Đoàn bảo vệ (do công an xã Yên Phú đảm nhiệm) vừa cõng vừa bảo vệ "Tướng bà" để khỏi bị các đoàn khác cướp.
Nghi thức rước tướng bà đã góp phần quan trọng, tạo nên một lễ hội hoàn chỉnh về hình tượng người anh hùng Thánh Gióng.