Chưa có kinh nguyệt lại sau sinh liệu có thể "dính bầu"?
Sau sinh là thời gian điều chỉnh cơ thể của người mẹ cũng là thời điểm vợ chồng lại được "cá nước trùng phùng".
Khi nào thấy lại kinh nguyệt sau khi sinh?
Thời gian nào sau sinh kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại, khi nào thì bắt đầu rụng trứng đều là những khoảng thời gian không xác định được, tuy nhiên những bà mẹ không cho con bú sẽ hồi phục lại chu kỳ kinh nguyệt sớm hơn so với những bà mẹ cho con bú. Dưới đây chúng tôi đã thống kê được một số khoảng thời gian kinh nguyệt xuất hiện trở lại ở nhiều bà mẹ để làm tài liệu tham khảo.
Với những bà mẹ không cho con bú
Thường thì 6-10 tuần sau khi sinh, tức trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh thì chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện hơn nữa có thể bắt đầu rụng trứng; tuy nhiên một số ít các bà mẹ cho biết phải sau 4 tháng mới bắt đầu thấy lại.
Với những bà mẹ cho con bú
Chukỳ kinh nguyệt sau sinh không đều
Dù có đang cho con bú hay không, thông thường chu kỳ sinh lý trong vài lần đầu tiên sau sinh đều không theo quy luật; khoảng cách giữa 2 chu kỳ, lượng kinh nguyệt đều không giống lúc trước khi mang thai, tuy nhiên nó sẽ dần đi vào ổn định ở những lần tiếp theo. Nếu chu kỳ sinh lý sau sinh bị rối loạn kéo dài thì các bà mẹ nên đi gặp bác sỹ phụ khoa để được tư vấn tránh trường hợp bỏ qua các vấn đề sinh lý khác.
Quan hệ giữa kinh nguyệt và rụng trứng sau sinh
Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là không giống nhau, thông thường là 28 ngày và được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh, máu kinh sẽ xuất hiện trong khoảng 3-5 ngày, đây là thời kỳ bong niêm mạc.
Trong thời kỳ hoàng thể, dưới tác dụng của kích thích tố tuyến yên sẽ khiến cho một số nang noãn trong buồng trứng lớn lên, đến khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt sẽ có một trong số các nang noãn đó chín và được phóng ra khỏi buồng trứng, tức là rụng trứng. Sau rụng trứng chính là thời kỳ hoàng thể vì lúc này buồng trứng chịu tác dụng của kích thích tố hoàng thể do tuyến yên tiết ra đó là lutein hormone (LH) một chất thúc đẩy làm dày niêm mạc tử cung và chuẩn bị sẵn tổ cho sự thụ tinh.
Đến chu kỳ sau nếu không được thụ thai, niêm mạc tử cung sẽ bong ra từng mảng và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới.
Tình trạng sinh lý ở mỗi phụ nữ không giống nhau, hiện tượng rụng trứng ở nhiều người không theo quy luật, thậm chí có những người có kinh mà không hề rụng trứng tức buồng trứng không giải phóng nang noãn. Vì thế nếu cơ thể có những thay đổi khác thường các bà mẹ nên đi gặp bác sỹ phụ khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cho con bú có phải phương pháp tránh thai tự nhiên
Thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến muộn hơn với những bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, nguyên nhân là do khi cho con bú sẽ tăng tiết hormone kích thích tuyến sữa và làm giảm hormone của tuyến yên vì thế nang noãn không được giải phóng; tuy nhiên điều này cũng không thể loại trừ khả năng tính chu kỳ của hormone bị thay đổi và như thế chu kỳ kinh nguyệt cũng không theo quy luật.
Ngược lại, những bà mẹ không cho con bú thì sự hoạt động của các tuyến hormone nhanh chóng trở lại bình thường, vì thế khi cơ thể đã sẵn sàng thì chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng sẽ sớm xuất hiện trở lại.
Th
Thời kỳ rụng trứng hồi phục sau 4-6 tháng sau sinh
Chức năng rụng trứng khi nào sẽ hồi phục là điều không thể chắc chắn đặc biệt là khi bé được 4-6 tháng và bước vào thời kỳ ăn dặm thì số lần cho bú và tần suất cho bú không còn giống như trước, vì thế các hormone sẽ dần dần được điều chỉnh, có thể chức năng rụng trứng đã được phục hồi vào đúng lúc bạn không để ý đến. Vì thế, nếu không có biện pháp tránh thai các bà mẹ vẫn có thể có thai lại.
Chưa thấy kinh nguyệt liệu có thể mang thai?
Sự xuất hiện kinh nguyệt là biểu hiện của chức năng rụng trứng đãđược phục hồi, tuy nhiên các bà mẹ nên lưu ý lần rụng trứng đầu tiên không nhất thiết là phải sau khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, mà có thể là trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Vì thế nếu có suy nghĩ đợi cho đến khi thấy kinh mới áp dụng các biện pháp tránh thai thì có thể bạn đã lại “nhỡ” có bầu ngay sau khi sinh chưa được bao lâu.
Tốt nhất các bà mẹ nên có những biện pháp tránh thai hợp lý khi khôi phục lại cuộc sống sinh hoạt vợ chồng sau sinh để tránh có thai lại khi cơ thể chưa được hồi phục hoàn toàn.
Sau khi hết thời gian ở cữ, các bà mẹ nên đi khám phụ khoa sau sinh và xin tư vấn của bác sỹ về các biện pháp tránh thai thích hợp và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều này hết sức quan trọng vì nó giúp các bà mẹ hiểu rõ về tình trạng sức khoẻ của mình.