Chữa bệnh bằng... màu sắc
Người Ấn Độ xưa tin rằng 7 màu sắc chính của cầu vồng có liên quan trực tiếp đến các cấu trúc và bộ phận trong cơ thể con người.
Màu sắc là biệt dược
Màu sắc là liều thuốc giúp xoa dịu thể trạng và tinh thần. Để sử dụng đúng “phương thuốc”này bạn cần hiểu rõ các đặc điểm, thuộc tính và cách áp dụng nó. Chúng ta đều biết màu sắc được chia làm hai loại: màu nóng và màu lạnh.
Màu đỏ
Màu đỏ có tác động lớn đến hệ thần kinh, làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Màu đỏ còn kích thích sự lưu thông máu, tăng tuần hoàn, giảm sự ứ đọng trong các bộ phận cơ thể.
Tuy nhiên màu đỏ có tác dụng kích thích nhiều do đó bạn không nên lạm dụng nó. Quá nhiều màu đỏ sẽ dẫn tới căng thẳng thần kinh, bị đau đầu, mỏi mắt. Nếu bạn là người nóng nảy, béo phì và hay bị kích động thì màu này không dành cho bạn.
Ngoài các trường hợp “chống chỉ định” như trên thì màu đỏ có thể tăng cường khả năng lao động và khả năng chịu đựng. Hãy nhớ rằng năng lượng từ màu đỏ là năng lượng tự nhiên tức thời, dồi dào và mạnh mẽ, tạo điều kiện tốt khi bạn phải thực hiện những công việc dùng nhiều sức lực.
Màu của mặt trời. Tác dụng chính của màu cam là giúp nhanh hồi phục, giúp nhanh lấy lại tinh thần và sức mạnh của các cơ bắp. Trong chữa bệnh, màu cam giúp điều trị các bệnh có liên quan đến đường tiết niệu và tiêu hóa. Đây là điều tự nhiên vì màu am là màu của mặt trời và nó nuôi dưỡng tất cả chúng ta.
Màu vàng
Trong y học màu vàng có tác dụng thanh lọc, chữa các bệnh ngoài da và chứng mệt mỏi. Màu vàng đặc biệt rất hữu ích và có tác dụng với các bênh tiêu hóa như chán ăn, uể oải, tiêu hóa kém, đầy bụng.
Màu vàng còn giúp giải tỏa căng thẳng, kích thích ăn uống và khắc phục tình trạng mất ngủ.
Màu xanh lá cây
Màu xanh lá cây mang đến sự êm đềm, bình yên và sự ổn định. Trong y học màu xanh có tác dụng làm cho hệ thống tuần hoàn và mạch máu lưu thông bình thường, giảm bớt hồi hộp lo lắng, điều trị chứng rối loạn nhịp tim, ổn định huyết áp. Màu xanh lá cây chống lại đau đầu và mỏi mắt.
Màu xanh lá cây tự nhiên giúp xoa dịu tâm hồn, tạo cảm giác tươi mới, nhẹ nhàng và dễ chịu. Hãy tưởng tượng xem dưới ánh nắng hè rực rỡ, bạn tận hưởng cảm giác thư thái trên một bãi cỏ xanh mướt, hóng những cơn gió nhẹ man mát, bãn hãy cố nhớ lại cảm giác lúc ấy, đó là cảm giác “đầy màu xanh”.
Màu xanh da trời
Màu xanh da trời đem lại cảm giác mát mẻ, dịu nhẹ và thư giãn tinh thần. Ngoài ra, nó rất hữu dụng trong các trường hợp căng thẳng, kích động… Sự dịu mát của màu xanh da trời có tác dụng trong điều trị bệnh chảy máu, bỏng và chứng áp xe (mưng mủ). Màu da trời cân bằng lại chức năng tim mạch, thư giãn các cơ bắp.
Màu tím than có tính khử trùng mạnh, thường dùng để chống lại sự xâm nhập của nhiễm trùng và sốt. Màu này có tác dụng chữa bệnh với các chứng bệnh mũi họng, các cơn đau co thắt và mất ngủ. Dựa trên thuộc tính vốn có, màu xanh tím than đem lại sự yên ổn, điều độ, cảm giác bình yên; nó giúp điều trị các chứng bệnh tâm lý nặng như: u uất, động kinh, hysteria. Các nhà chiêm tinh Ấn Độ cho rằng những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh nặng mà được ở trong một căn phòng sơn ánh xanh tím than và nội thất màu da trời sẽ trở nên tĩnh trí hơn hẳn.
Màu tím
Màu tím rất hữu ích trong các công việc đòi hỏi sự sáng tạo. Nó làm tăng hiệu quả và tác động đến sự phát triển tinh thần trong con người. Màu tím có tác dụng tuyệt vời đối với hệ thống mạch máu, giảm các chứng cảm lạnh, góp phần giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, nếu chịu tác động của màu tím hay màu tím đỏ trong một thời gian dài có thể gây nên tình trạng trì trệ, buồn phiền chán nản.
Màu sắc cuối cùng, màu trắng, màu của ánh sáng tự nhiên, màu của sữa, của sự thiêng liêng thần thánh. Màu trắng đem lại sức mạnh và năng lượng, tạo nên cảm giác phấn khởi và trang nghiêm. Màu trắng thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố và sự mệt mỏi
Hãy chọn màu sắc nào mà bạn thích nhất và phù hợp với tính cách nhất đồng thời cũng phải cân nhắc đến các ảnh hưởng của nó, làm sao để bạn luôn thấy vui vẻ, ấm áp và thoải mái.
Tổng hợp từ Woman