Chồng mải mê kiếm tiền, vợ nghiền game giải sầu
Chứng kiến vợ nghiền game đến mức quên cả chồng con, anh gần như bất lực bởi thời gian của anh còn dành cho việc kiếm tiền, phấn đấu vì sự nghiệp...
Chinh chiến cho sự nghiệp khắp nơi khi Tuyên Quang, Bắc Ninh lúc Hà Nội, anh Hải đã kiếm được cả công danh và tiền bạc. “Chí khí nam nhi” thế vẫn còn chưa đủ, anh Hải vẫn quyết để vợ con sống ở quê để yên bề công tác.
Mỗi tháng, anh tranh thủ tạt về thăm nhà 1 lần. Mặc dù anh Hải có ô tô riêng và khoảng cách giữa Hà Nội và Việt Trì (Phú Thọ) nhà anh không phải quá xa xôi cách trở song vì mải mê công việc nên anh chỉ về cố định được 1 lần như thế.
Anh Hải biện minh với vợ: “Đi lại nhiều hao sức. Phải để cơ quan biết mình đã dồn mọi tâm huyết, thời gian cho công việc thế nào. Vợ chịu khó ở nhà chăm con một mình vậy”.
Chị Liên - vợ anh đã quá quen với chuyện chồng xa nhà. Song chị vẫn luôn tự hào khoe chồng trước mặt bạn bè bởi chồng chị làm sếp, lương cao, chiều vợ thương con. Nhóm bạn gái chơi cùng chẳng ai được như chị.
"Kinh điển" trong chuyện chiều vợ của chồng chị Liên là khi chị nói vu vơ thích cây đàn piano, chồng chị sẵn sàng mở ví mua tặng vợ cây đàn giá 300 triệu. Số lần chị Liên lướt phím đàn có lẽ đếm trên đầu ngón tay. Song các chị em, bạn bè ghen tỵ với cảnh giàu sang của chị lại tỷ lệ nghịch theo cấp số trăm lần.
Chị Liên cũng là khách hàng thân thiết của các thương hiệu mỹ phẩm đắt tiền như: Whoo, Ohui, Chanel… Đến cái thắt lưng, ví da của chị cũng có giá tính bằng nghìn đô. Rủi mỗi chuyện cơ quan chị bắt mặc đồng phục nên chị hiếm có cơ hội khoe quần áo hàng hiệu.
Dù đang công tác trong một ngân hàng, song chị Liên vẫn chia sẻ với đồng nghiệp: “Đi làm để giết thời gian, làm thanh cảnh cho vui thôi”. Với toàn đồ đắt giá khoác trên mình, mọi người đều tin chị Liên nói thật.
Niềm hạnh phúc vì gia đình sung túc của chị Liên ai ai cũng biết, song những nỗi buồn của chị thì chẳng ai hay. Hàng ngày, sau mỗi giờ làm, chị lại thui thủi trở về nhà với nỗi cô đơn khó nói nên lời.
Sau khi đóng cửa phòng, chị bắt đầu “chiến” game trên máy tính (Ảnh minh họa).
Công việc gia đình chị Liên đã giao cả cho người giúp việc. Chị chỉ việc hỏi thăm tình hình học tập của con gái ở trên lớp rồi trở về phòng riêng. Cứ thế, nỗi buồn bã, cô đơn xâm chiếm con người chị mỗi khi rảnh rỗi, mà những lúc rảnh rỗi của chị được tính là toàn bộ thời gian ngoài giờ hành chính.
Biết vậy, chị Liên không cho phép mình có thời gian trống. Sau khi đóng cửa phòng, chị bắt đầu “chiến” game trên máy tính. Với các loại game: Hey Day, Dragon City, kim cương, đào vàng, pikachu… chị Liên đều chứng tỏ đẳng cấp tay chơi có nghề. Chị còn liên tục nhắn tin giục bạn bè “xây nhà” giúp chị để “nuôi rồng” mau lớn nhằm cho đi “chiến đấu”.
Nghiền game trên máy tính chưa thỏa, chị Liên còn sắm thêm con Iphone 5 cho tiện bề chơi game mọi lúc mọi nơi. Ở công sở chị tranh thủ lúc nhàn việc để chơi game. Tối về nhà, một tay “xạc” game trên máy tính, tay kia “chiến” game trên điện thoại.
Có hôm anh Hải trở về nhà vẫn thấy chị dán mắt vào xếp hình tú lơ khơ trong nhiều giờ liền, anh bực mình quá lại tắt phụt máy tính sau vài lần yêu cầu vợ dừng tay không thành.
Cũng lần đó vợ chồng chị nảy sinh cuộc cãi vã nảy lửa. Anh Hải quát ầm lên: “Vợ nghiền game nặng quá rồi đấy, sa đà vào game mà quên cả chồng con, thế thì có còn là vợ nữa không?”. Chị Liên đáp lại: “Tôi chơi game để giữ 'đạo hạnh' chung thủy với chồng. Việc anh làm đã bao giờ tôi hỏi, sao anh dám lên mặt trách cứ vợ”.
Anh Hải đuối lý chẳng "dạy dỗ" nổi vợ nên mỗi lần về nhà chỉ chăm chú chơi với con. Mặc vợ thì kệ vợ, nghiền game thì cứ chơi thoải mái. Anh nghĩ hàng tháng mình vẫn chuyển tiền vào tài khoản vợ, vẫn về thăm gia đình đều đặn nghĩa là đảm bảo trách nhiệm với vợ con rồi.
Cứ thế, vợ chồng chị Liên tiếp tục sống cảnh Ngưu Lang - Chức Nữ thời hiện đại. Anh Hải chuyên tâm phấn đấu cho công việc, còn chị Liên sống chung thủy với chồng và… với game.
Lời kết
Vì công việc mà rất nhiều gia đình đang sống trong cảnh “chồng một nơi, vợ một nẻo”. Dẫu được toại nguyện về công danh và tiền bạc, song tình cảm vợ chồng họ lại không được “thuận buồm xuôi gió”.
Game vốn là một trò chơi giải trí. Song sa đà vào “thế giới ảo” quá khiến con người sống “khu biệt” mà quên đi đời sống thực tại. Khi đó, game không chỉ giúp con người giải tỏa nỗi cô đơn mà còn đưa con người tới hoàn cảnh mới: khiến cho các đôi vợ chồng vốn đã sống xa nhau về không gian giờ lại xa cách trong tâm hồn.
Đối với trường hợp gia đình chị Liên - anh Hải, ngoài mặt thì ai cũng tưởng họ sống hạnh phúc với cuộc sống vật chất đủ đầy. Tuy nhiên, một khoảng cách vô hình đã dần hình thành giữa họ, đến mức họ không còn thấy đam mê, nhớ nhung nhau nữa. Người thì tìm đến game để khỏa lấp nỗi cô đơn, người bằng lòng với việc vùi đầu vào công việc.
Mỗi tháng, anh tranh thủ tạt về thăm nhà 1 lần. Mặc dù anh Hải có ô tô riêng và khoảng cách giữa Hà Nội và Việt Trì (Phú Thọ) nhà anh không phải quá xa xôi cách trở song vì mải mê công việc nên anh chỉ về cố định được 1 lần như thế.
Anh Hải biện minh với vợ: “Đi lại nhiều hao sức. Phải để cơ quan biết mình đã dồn mọi tâm huyết, thời gian cho công việc thế nào. Vợ chịu khó ở nhà chăm con một mình vậy”.
Chị Liên - vợ anh đã quá quen với chuyện chồng xa nhà. Song chị vẫn luôn tự hào khoe chồng trước mặt bạn bè bởi chồng chị làm sếp, lương cao, chiều vợ thương con. Nhóm bạn gái chơi cùng chẳng ai được như chị.
"Kinh điển" trong chuyện chiều vợ của chồng chị Liên là khi chị nói vu vơ thích cây đàn piano, chồng chị sẵn sàng mở ví mua tặng vợ cây đàn giá 300 triệu. Số lần chị Liên lướt phím đàn có lẽ đếm trên đầu ngón tay. Song các chị em, bạn bè ghen tỵ với cảnh giàu sang của chị lại tỷ lệ nghịch theo cấp số trăm lần.
Chị Liên cũng là khách hàng thân thiết của các thương hiệu mỹ phẩm đắt tiền như: Whoo, Ohui, Chanel… Đến cái thắt lưng, ví da của chị cũng có giá tính bằng nghìn đô. Rủi mỗi chuyện cơ quan chị bắt mặc đồng phục nên chị hiếm có cơ hội khoe quần áo hàng hiệu.
Dù đang công tác trong một ngân hàng, song chị Liên vẫn chia sẻ với đồng nghiệp: “Đi làm để giết thời gian, làm thanh cảnh cho vui thôi”. Với toàn đồ đắt giá khoác trên mình, mọi người đều tin chị Liên nói thật.
Niềm hạnh phúc vì gia đình sung túc của chị Liên ai ai cũng biết, song những nỗi buồn của chị thì chẳng ai hay. Hàng ngày, sau mỗi giờ làm, chị lại thui thủi trở về nhà với nỗi cô đơn khó nói nên lời.
Sau khi đóng cửa phòng, chị bắt đầu “chiến” game trên máy tính (Ảnh minh họa).
Công việc gia đình chị Liên đã giao cả cho người giúp việc. Chị chỉ việc hỏi thăm tình hình học tập của con gái ở trên lớp rồi trở về phòng riêng. Cứ thế, nỗi buồn bã, cô đơn xâm chiếm con người chị mỗi khi rảnh rỗi, mà những lúc rảnh rỗi của chị được tính là toàn bộ thời gian ngoài giờ hành chính.
Biết vậy, chị Liên không cho phép mình có thời gian trống. Sau khi đóng cửa phòng, chị bắt đầu “chiến” game trên máy tính. Với các loại game: Hey Day, Dragon City, kim cương, đào vàng, pikachu… chị Liên đều chứng tỏ đẳng cấp tay chơi có nghề. Chị còn liên tục nhắn tin giục bạn bè “xây nhà” giúp chị để “nuôi rồng” mau lớn nhằm cho đi “chiến đấu”.
Nghiền game trên máy tính chưa thỏa, chị Liên còn sắm thêm con Iphone 5 cho tiện bề chơi game mọi lúc mọi nơi. Ở công sở chị tranh thủ lúc nhàn việc để chơi game. Tối về nhà, một tay “xạc” game trên máy tính, tay kia “chiến” game trên điện thoại.
Có hôm anh Hải trở về nhà vẫn thấy chị dán mắt vào xếp hình tú lơ khơ trong nhiều giờ liền, anh bực mình quá lại tắt phụt máy tính sau vài lần yêu cầu vợ dừng tay không thành.
Cũng lần đó vợ chồng chị nảy sinh cuộc cãi vã nảy lửa. Anh Hải quát ầm lên: “Vợ nghiền game nặng quá rồi đấy, sa đà vào game mà quên cả chồng con, thế thì có còn là vợ nữa không?”. Chị Liên đáp lại: “Tôi chơi game để giữ 'đạo hạnh' chung thủy với chồng. Việc anh làm đã bao giờ tôi hỏi, sao anh dám lên mặt trách cứ vợ”.
Anh Hải đuối lý chẳng "dạy dỗ" nổi vợ nên mỗi lần về nhà chỉ chăm chú chơi với con. Mặc vợ thì kệ vợ, nghiền game thì cứ chơi thoải mái. Anh nghĩ hàng tháng mình vẫn chuyển tiền vào tài khoản vợ, vẫn về thăm gia đình đều đặn nghĩa là đảm bảo trách nhiệm với vợ con rồi.
Cứ thế, vợ chồng chị Liên tiếp tục sống cảnh Ngưu Lang - Chức Nữ thời hiện đại. Anh Hải chuyên tâm phấn đấu cho công việc, còn chị Liên sống chung thủy với chồng và… với game.
Lời kết
Vì công việc mà rất nhiều gia đình đang sống trong cảnh “chồng một nơi, vợ một nẻo”. Dẫu được toại nguyện về công danh và tiền bạc, song tình cảm vợ chồng họ lại không được “thuận buồm xuôi gió”.
Game vốn là một trò chơi giải trí. Song sa đà vào “thế giới ảo” quá khiến con người sống “khu biệt” mà quên đi đời sống thực tại. Khi đó, game không chỉ giúp con người giải tỏa nỗi cô đơn mà còn đưa con người tới hoàn cảnh mới: khiến cho các đôi vợ chồng vốn đã sống xa nhau về không gian giờ lại xa cách trong tâm hồn.
Đối với trường hợp gia đình chị Liên - anh Hải, ngoài mặt thì ai cũng tưởng họ sống hạnh phúc với cuộc sống vật chất đủ đầy. Tuy nhiên, một khoảng cách vô hình đã dần hình thành giữa họ, đến mức họ không còn thấy đam mê, nhớ nhung nhau nữa. Người thì tìm đến game để khỏa lấp nỗi cô đơn, người bằng lòng với việc vùi đầu vào công việc.
Không ai dám chắc vợ chồng chị Liên - anh Hải sẽ sống chung thủy với nhau trong cảnh trống trải ấy được bao lâu, bởi biết đâu đấy trong cuộc sống tấp nập này, cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với những con người khác, quan tâm và đồng cảm với mình luôn rộng mở...
Phụ nữ có nhiều cách để giải tỏa nỗi cô đơn: mua sắm, tám chuyện, đi du lịch, và cả chơi game trên mạng.