Choáng với những bức ảnh chụp tiền tiêu Tết, có nhà chi đúng 3 khoản, người thưởng 50 triệu vẫn không dư đồng nào

Hà Nguyên,
Chia sẻ

Tiền đâu tiêu Tết - 4 từ có sức sát thương cực mạnh vào lúc này.

Những ngày này, chủ đề khiến nhiều người suy nghĩ và cũng được thảo luận nhiều nhất có lẽ là thưởng Tết và... tiền tiêu Tết. Với một số người, khoản thưởng Tết sẽ quyết định tiền tiêu Tết "xông xênh" hay chắt bóp. Nhưng nhiều người lại cho rằng nên chuẩn bị tiền tiêu Tết từ trước cả khi nhận thưởng Tết, điều này sẽ có lợi trong quản lý tiền nong hơn.

Trên nhiều hội nhóm, rất nhiều bài đăng về chủ đề chi tiêu Tết cũng đã được dân mạng rôm rả chia sẻ. Người mách nước cách để chi tiêu đâu ra đó, người lại phải nhờ cộng đồng mạng giúp sức vì không biết vén tiếp vào đâu, mua sắm thế nào cho thông minh.

Thưởng Tết không quan trọng bằng… tiêu Tết

Vợ chồng Huyền Trang (29 tuổi, nhân viên hành chính) ước tính năm nay sẽ nhận thưởng 100 triệu. Gia đình có 2 bé nhỏ, hiện đã có nhà Hà Nội, nhưng Huyền Trang cho hay, dẫu có mức thu nhập khá ổn và tiền thưởng Tết cao nhưng cặp đôi vẫn phải cân đối thu chi cho những ngày cuối năm kỹ lưỡng, để không làm lãng phí tiền nong kiếm được. Chỉ riêng Tết năm nay, cặp đôi dự tính dành khoảng 50 triệu để chi tiêu cho mùa Tết, cụ thể các khoản sẽ là:

- Tiền mua quần áo mới cho gia đình: 6 triệu (Tiền mua quần áo cho 2 con là 1 triệu/con, tiền mua quần áo cho bố và mẹ đều là 2 triệu/người).

- Tiền làm tóc của mẹ và con gái lớn: 2 triệu.

- Tiền biếu ông bà 2 bên: 20 triệu

- Sắm đồ thắp hương, đồ ăn ở nhà riêng: 3 triệu.

- Mua đồ về nhà nội ăn Tết: 5 triệu.

- Tiền lì xì: 15 triệu (Lì xì ông bà 2 bên: 4 triệu, lì xì cho người thân và đồng nghiệp: 11 triệu).

Huyền Trang cho biết đã từng tính toán cắt giảm chi tiêu Tết nhưng thấy khó vì hầu hết các khoản chi lớn là dành tặng bố mẹ, tặng lì xì cho họ hàng. Gia đình cô cũng đang trả nợ vay mua nhà, lo toan ngày Tết cho gia đình 2 bên nên không thể tiêu xài phung phí tiền thưởng Tết mà cần có kế hoạch rõ ràng. Bởi vậy không phải cứ thưởng Tết cao là có thể tiêu xài thoải mái.

Khác với Huyền Trang, năm nay lần đầu tiên Thành Vinh (31 tuổi, Hà Nội) không có thưởng Tết vì chuyển hẳn sang làm freelancer. Do đã lập gia đình nên Tết cũng không còn được “nhẹ đầu” như hồi còn độc thân, cô dự trù năm nay có thể tiêu khoảng 30-35 triệu cho Tết. “Làm freelancer thì tự do, nhưng cũng đồng nghĩa mọi thứ phải tự lo. Nếu không chủ động sắp xếp tiền nong thì thời điểm cuối năm, Tết đến dễ “toang” lắm” - Vinh chia sẻ.

Một bài đăng cũng gây chú ý gần đây là câu chuyện của cặp vợ chồng nhận thưởng Tết 50 triệu nhưng cũng không tiết kiệm được bao nhiêu. Theo đó, dù nhận được tiền thưởng Tết khá cao nhưng họ cũng phải chi tiêu tiết kiệm để vừa ăn Tết xong thì còn dư một khoản tiêu xài trong lúc chờ được nhận lương tháng tới.

Kế hoạch chi tiêu thưởng Tết của cặp đôi này như sau: Sau khi nhận được khoảng 50 triệu, họ dành 10 triệu đóng bảo hiểm nhân thọ đầu năm. Còn lại bao nhiêu thì họ dùng để chi tiêu cho những ngày Tết và những ngày sau Tết trước kỳ nhận lương tháng tới.

Dự định dành 37,5 triệu đồng, cụ thể:


- Mua quà Tết mang về quê: 5 triệu.

Tại khoản mục này, hàng năm cặp đôi đều dành 3 triệu để mua tôm càng và 2 triệu để mua hạt điều làm quà.

- Mua đồ gửi thắp hương các cụ: 1,5 triệu.

- Tiền biếu nội ngoại: 6 triệu (Mỗi bên họ biếu 3 triệu).

- Sắm Tết bên nội: 4 triệu (mua heo, gà, giò và bánh kẹo)

- Tiền sắm Tết bên ngoại: 1 triệu

- Tiền mừng tuổi người cao tuổi: 3 triệu.

- Tiền lì xì cháu ruột: 3 triệu.

- Tiền mừng tuổi bố mẹ 2 bên: 2 triệu.

- Tiền mua sắm cho cháu: 1 triệu.

- Tiền mua sắm quần áo: 2 triệu.

- Tiền di chuyển về quê ăn Tết: 2 triệu.

- Tiền tiêu vặt của hai vợ chồng: 3 triệu.

Bên cạnh đó là rất nhiều bài đăng chia sẻ về kế hoạch tiêu Tết của gia đình mình. Tựu trung lại, mỗi gia đình có một mức ngân sách khác nhau, cùng thói quen và trách nhiệm Tết nhất khác nhau, nên những khoản chi cũng khác. Thế nhưng những khoản chi cố định như biếu Tết/ lì xì, đặc biệt là mua sắm… nếu biết cách vẫn có thể thu vén.

Choáng với những bức ảnh chụp tiền tiêu Tết, có nhà chi đúng 3 khoản, người thưởng 50 triệu vẫn không dư đồng nào- Ảnh 1.

Gia đình này không mua quần áo, không mua thực phẩm, lì xì ông bà nội - ngoại mỗi 100k, còn các cháu chỉ lì xì 10k,... để cắt giảm ngân sách tiêu Tết 1 cách triệt để

Choáng với những bức ảnh chụp tiền tiêu Tết, có nhà chi đúng 3 khoản, người thưởng 50 triệu vẫn không dư đồng nào- Ảnh 2.

Gia đình 3 người, nhưng vì 2 bên họ hàng đều đông con cháu nên tiền cỗ bàn, thực phẩm đã mất gần 15 triệu

Với gia đình Thu Hoài - Chí Trung làm việc tại Hà Nội, nhà nội ở Bắc Ninh và nhà ngoại ở Bắc Giang. Ngân sách mà vợ chồng cô đặt ra cho Tết năm nay chỉ gói gọn trong 3 khoản chính, hết tổng cộng 20 triệu đồng.

Choáng với những bức ảnh chụp tiền tiêu Tết, có nhà chi đúng 3 khoản, người thưởng 50 triệu vẫn không dư đồng nào- Ảnh 3.

Kế hoạch tiêu Tết chỉ đúng 3 khoản mục của gia đình Thu Hoài

“Chúng mình biếu bên ngoại 8 triệu, bên nội 8 triệu. Ngoài ra tiền lì xì đầu năm, mình cố định chỉ chi 5 triệu là tối đa. Cả 2 nhà đều ít con cháu nên 5 triệu là xông xênh lắm rồi. Mình sẽ mừng tuổi 2 cụ, mỗi người 500k, còn lại thì đút lì xì 10k, 20k, 50k rồi để các cháu “bốc thăm tùy ý”, như thế mình nghĩ vừa hay vừa không quá tốn kém - Thu Hoài chia sẻ.

Hãy chuẩn bị tiền tiêu Tết từ sớm!

Việc tính toán tiền nong cho ngày Tết có thể gây áp lực tài chính cho mọi gia đình.

Thật khó để có 1 công thức đúng cho tất cả mọi người khi tiêu xài cho Tết. Tuy nhiên, có 1 điều mà nhiều người đồng tình là dù nhận được thưởng Tết xông xênh, hay thậm chí không có thưởng thì hãy chuẩn bị tiền từ trước.

Choáng với những bức ảnh chụp tiền tiêu Tết, có nhà chi đúng 3 khoản, người thưởng 50 triệu vẫn không dư đồng nào- Ảnh 4.

Và một kế hoạch chi tiêu càng cụ thể càng tốt là không thể thiếu!

“Để dành riêng một khoản cho Tết từ trước, đến thời điểm cuối năm thì chỉ việc lấy ra tiêu. Như gia đình mình luôn tích lũy đủ một khoản tiêu Tết từ nửa đầu năm” - Hà Giang (32 tuổi, nhân viên tại một công ty dược phẩm tại quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.

Cụ thể hơn, cô cho biết với khoản thưởng Tết 30 triệu, sẽ chỉ trích đúng 10 triệu đồng từ khoản thưởng để chi tiêu cho Tết. Còn lại bao nhiêu sẽ gửi tiết kiệm hoặc mua vàng. Điều đáng học hỏi là gia đình cô chuẩn bị đủ 30 triệu tiền ăn Tết từ nửa đầu năm, từ đó giảm bớt gánh nặng tài chính cho những ngày cuối năm.

Không chỉ để dành tiền, việc mua sắm Tết như thế nào cũng khiến nhiều người phải suy nghĩ. Là “tay hòm chìa khoá trong nhà”, Nguyên Hà (Đà Nẵng) cho hay nếu không có kế hoạch mua sắm thì có cầm bao nhiêu tiền cũng hết. Đặc biệt tâm lý tiêu Tết ai cũng muốn xông xênh một chút, lại đúng dịp bận bịu nên có thể nhiều người bỏ qua việc tối ưu ngân sách cũng như tiết kiệm thời gian.

Với gia đình Nguyên Hà, cô sẽ tính toán hẳn một chiến lược để mua sắm thông minh nhất có thể: “Ngay từ khi bước sang tháng 12, mình đã canh các đợt sale và mua dần những đồ cần thiết như bánh kẹo và đồ khô. Món nào ở chợ mà cũng có trên Shopee, giá rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn tương tương thì mình ưu tiên chốt đơn online luôn”.

Chủ động sắm Tết, có thời gian chuẩn bị nên tất nhiên, Nguyên Hà cũng có nhiều lựa chọn, có thể cân nhắc giá cả để chốt được món hời nhất. “Lướt và chốt đơn một cách chiến lược giúp mình vừa tránh đến sát Tết nhiều việc dễ bị thiếu sót, lại tiết kiệm được kha khá thời gian và chi phí”, Hà chia sẻ.

“Một tháng Tết tiêu gấp 3-4 tháng bình thường. Dù càng ngày nhiều gia đình có xu hướng sắm sửa tối giản nhưng không vì thế mà thiếu đi những thứ năm nào cũng phải có” - Thành Vinh tâm sự.

“Cũng như tiết kiệm tiền, mình ưu tiên chia nhỏ việc mua sắm Tết ra thành nhiều đợt, trong 1-2 tháng cuối năm chứ không chờ đến lúc được nghỉ mới bắt đầu mua. Công việc bận bịu nhưng bây giờ mua hàng trên các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee rất tiện, áp các mã freeship rồi chờ nhận hàng thôi, tiết kiệm được rất nhiều thời gian chen chúc ở chợ hay siêu thị. Như đồng nghiệp mình còn rất giỏi săn sale, canh khung giờ săn deal trên Shopee Live, rồi áp mã, chốt đơn, toàn món hời.” - cô nói tiếp.

Choáng với những bức ảnh chụp tiền tiêu Tết, có nhà chi đúng 3 khoản, người thưởng 50 triệu vẫn không dư đồng nào- Ảnh 5.

Mua sắm có chiến lược, lên danh sách những món cần mua, canh sale và chốt đơn sẽ giúp bạn tiết kiệm được cả thời gian lẫn chi phí.

Với kinh nghiệm của mình, Thành Vinh cho hay hãy cố gắng lên một danh sách những khoản chi mà bạn cần dùng cho Tết, từ mua sắm đồ đạc, cho đến biếu gia đình, lì xì mọi người, hay tự thưởng. Việc lên danh sách sẽ giúp bạn kiểm soát các khoản chi, biết tiền nào tiêu vào mục gì, hạn chế dùng tiền thưởng Tết lãng phí. Chuẩn bị danh sách này từ sớm còn giúp bạn tránh được áp lực không đáng có.

Nếu được, kế hoạch của bạn có thể chi tiết đến các hạng mục như mua sắm đồ ăn tươi sống, đồ ăn khô, bánh kẹo, đồ trang trí nhà cửa, quần áo, giày dép mới… Sau đó, cũng như Thành Vinh chia sẻ, hãy chia nhỏ từng đợt mua hàng và tận dụng tối đa các đợt sale khủng, các hình thức livestream hay mua qua video ngắn trên sàn TMĐT để dễ dàng quản lý ngân sách.

Chia sẻ