Chờ con trong... lồng ấp

Giang Hoàng, nguồn ảnh aFamily.vn,
Chia sẻ

Con sinh thiếu tháng được ấp trong lồng kính, đồng nghĩa với những ông bố, bà mẹ mòn mỏi trông ngóng xen lẫn với lo âu thấp thỏm vể sức khỏe của con.

Cũng là mang nặng đẻ đau, nhưng nếu những người mẹ sinh thường được bế, ẵm con ngay sau khi sinh thì những người cha, người mẹ sinh con thiếu tháng phải nuôi trong lồng kính lại đối mặt với những ngày tháng chờ đợi, mệt mỏi.

Mệt mỏi xen lẫn âu lo vì chờ đợi.
 
Không biết con hôm nay thế nào?

Tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội, chị Hoàng Thị Nga, quê ở Lục Ngạn, Bắc Giang chia sẻ: “chị sinh cháu mới được hai mươi bẩy tuần tuổi, con chưa được ngậm vú mẹ đã phải đưa vào nuôi trong lồng kính, ngày ngày phải năm lần lên vắt sữa cho con, sinh con mà không được nhìn thấy con nên đêm nào về em cũng khóc”.

Âu lo hằn trên khuôn mặt những người mẹ.
 
Những ông bố cùng cảnh ngộ vợ sinh con thiếu tháng.
 
Đi mua cơm cho vợ.

Còn anh Nguyễn Minh Thái, làm việc cho một công ty khai khoáng thì cho biết: con sinh thiếu tháng đã có các bác sĩ lo nhưng ngày nào đi làm về, mình cũng phải chạy lên thăm, dù chỉ đứng ngoài hành lang nói chuyện vói các anh em khác, không được nhìn thấy con nhưng cũng đỡ lo phần nào.

Ở Bệnh viện nhi TW, các bà mẹ đang chăm con trong lồng kính đều được các bác sĩ thông báo cụ thể từng ngày tình hình phát triển của con. Chị Minh, ở Kinh Môn, Hải Dương cho hay: bệnh viện có số điện thoại của từng gia đình, hôm nay con lớn được bao nhiêu gam, sức khỏe như thế nào đều được thông báo. Sợ nhất là khi bệnh viện thông báo giữa đêm khuya, thế có nghĩa là tình hình xấu có thể các cháu không qua khỏi...

Ngóng con qua cửa kính.
 
Hai mẹ con hôm nay thế nào?
 
Chỉ cách nhau một vách kính mà bao nhiêu mong mỏi, đợi chờ.
 
Mở cửa he hé để được nhìn con.
 
Ngóng trông.
 
Phần  lớn những miếng dán kính tối màu đều bị xé để tạo "điều kiện"
 cho các ông bố có thể nhìn thấy con.

Khi sức khỏe của con đã khá hơn, các bà mẹ có thể được gặp con hàng ngày, nhất là sau khi các cháu đã được ghép mẹ. Tuy nhiên, rất ít gia đình có đủ điều kiện thuê phòng dịch vụ trên 1 triệu để có thể ở với con, cháu cả ngày, phần lớn phải thuê những phòng có giá 600 hoặc thấp hơn và chỉ có thể đến thăm con vào những giờ quy định của bệnh viện.

Cũng có những bà nội, bà ngoại ngóng cháu.
 

Anh Hồ Nghĩa ở Nghi Lộc, Nghệ An chia sẻ: vợ mình sinh thiếu tháng, bệnh viện trong đó không xử lý được nên phải chuyển ra ngoài này. Đến nay, cháu đã được ghép mẹ nhưng gia đình không có điều kiện nên chỉ có mẹ được ở với cháu thường xuyên, còn gia đình chỉ có thể lên thăm vào buổi trưa mỗi ngày và nhìn hai mẹ con qua cửa kính.

Tranh thủ giờ vào thăm để được bế "trộm" con một tý.
 

Sắp được ra viện rồi anh ạ!

Mong nhất là cháu nhanh khỏe để hai mẹ con được ra viện. Đó cũng là nỗi lòng của tất cả các ông bố có con sinh thiếu tháng, họ mong nhất là con khỏe và sớm được về nhà.

Chia sẻ