Chiều chuộng quá hóa sinh "hư"

,
Chia sẻ

Đến một ngày, chị vô tình bắt gặp những tin nhắn "nóng hổi" tình cảm của chồng với một số máy lạ. Trời đất như sụp đổ trong mắt chị.

Gắn bó từ thời sinh viên, khi thành vợ chồng chị vẫn luôn quan tâm đặc biệt đến anh như: chọn áo quần, chị tỉ mỉ sắp từng thứ đồ cần thiết khi chồng đi công tác, ngày nghỉ nấu các món ăn cả nhà yêu thích…

Ngoài 8 giờ ở nhiệm sở, chị dành thời gian còn lại cho tổ ấm của mình. Vậy mà chị bị sốc, khi một lần xếp quần áo cho chồng, phát hiện mẩu giấy nhớ màu vàng, nét mềm mại con gái, với dòng chữ ngắn ngủi, nhưng tràn ngập yêu thương, hẹn hò. Tìm hiểu, chị tá hỏa vì biết anh có bồ nhí ngay tại cơ quan.

Lòng đầy xa xót, uất hận, nhưng chị không thể lý giải nổi tại sao khi hết lòng vì gia đình, chồng con, mà vẫn bị phản bội.

Tương tự, chị M., quận Lê Chân, Hải Phòng, lấy công việc nhà cửa làm niềm vui, chấp nhận từ bỏ công sở. Chị chăm sóc chồng con chu đáo, tỉ mỉ từ bữa ăn, giấc ngủ. Chồng bận công việc, thường xuyên về muộn, chị cố đợi đến khi thấy tiếng cạch cửa quen thuộc mới yên tâm.

Khác chị L, chị M, H. ở Sóc Sơn, Hà Nội cùng chung cơ quan với chồng. Chị thấy hãnh diện vì "anh nhà"... làm sếp. Lấy nhau có hai con, suốt quãng thời gian các con còn nhỏ, chị tình nguyện nghỉ việc không lương ở nhà chăm sóc bọn trẻ chu đáo. Những lần con ốm, anh đi công tác, một mình chị ôm con đến bệnh viện, thức thâu đêm trông giấc ngủ cho chúng.

Bận bịu với việc học hành của bọn trẻ, cùng trăm thứ việc gia đình không tên, nhưng chị vẫn chu đáo chăm sóc chồng từ tách cà phê thư giãn, đến bữa ăn điểm tâm...

Bất ngờ, một ngày anh đi họp đột xuất, quên điện thoại trên bàn làm việc. Chuông điện thoại di động, rồi máy bàn đổ liên hồi, tiếp theo là tin nhắn. Tò mò chị mở máy, một ai đó thông báo đầy trách giận với anh là đang nằm ở bệnh viện Phụ sản, rất mệt, chờ anh đến.

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng, ngày nay, nhiều phụ nữ nghỉ việc công sở, ở nhà chăm sóc chồng con. Phần lớn việc chăm sóc chồng quá tận tình ban đầu không gây hại, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân. Vô tình, chị em tạo cho chồng thói lười biếng, không chủ động chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân, gia đình, và giống như hầu hết các cậu bé con, anh từ chối “lớn lên”.

Theo tiến sĩ Thu Hồng, thay vì chăm sóc chồng quá mức chị em hãy dành thời gian cho mình, chẳng hạn vào dịp cuối tuần, gửi bọn trẻ cho ông bà, người thân hay người giúp việc, dành thời gian mua sắm, hay gặp gỡ bạn bè, nhất là các bạn gái. Hãy chủ động nói với chồng những điều bạn muốn làm, để tạo thế cân bằng và bình đẳng.

Trong những "tổ ấm" không suôn sẻ, phụ nữ luôn là chịu thua thiệt. Với đàn ông, nếu cuộc hôn nhân không hạnh phúc, họ có thể “cải thiện” bên ngoài. Điều này giúp "mày râu" có thể chịu đựng được gia đình, mà họ cho là nhàm chán, hoặc cảm thấy bị lệ thuộc, bao bọc.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Nghiên cứu gia đình và giới: "Một lý do mà các bà vợ thường không để ý đến, là sao nhãng “chuyện ấy”, do mệt mỏi vì áp lực công việc và gia đình. Khi không thỏa mãn, đàn ông ngoại tình bù đắp cho bản thân.
 
Theo  Đàn ông
Chia sẻ