Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng qua những bức ảnh lịch sử
Những bức ảnh đen trắng giúp người xem cảm nhận rõ khí thế sục sôi, hào hùng của quân và dân ta trong chiến thắng Điện Biên Phủ.
Quân ủy Trung Ương và Tổng tư lệnh bàn kế hoạch tác chiến Đông Xuân (1953-1954).
Hội nghị Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch hợp tại Mường Phăng, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn tân cứ điểm Điện Biên Phủ (22/4/1954).
Để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều tỉnh thành trong cả nước đều chung tay góp sức. Một trong những vật dụng thiết yếu nhất đó là chiếc xe thồ, xe thồ dùng để chở lương thực, thuốc men, đạn dược phục vụ chiến dịch.
Hình ảnh anh Ma Văn Thắng - dân công xe đạp thồ (quê Phú Thọ) đạt thành tích cao nhất (370kg).
Để tấn công vào các cứ điểm, quân dân ta phải đào hầm hào. Vì thế hệ thống giao thông hào ở chiến dịch Điện Biên Phủ là rất lớn. Trên ảnh là khung cảnh bộ đội ta đang tấn công vào cứ điểm Him Lam.
Phút nghỉ ngơi hiếm có của bộ đội ta.
Trung đoàn 98, đại đoàn 361 tấn công cứ điểm C1.
Tiến công cứ điểm phía bắc Mường Thanh.
17 giờ 30 phút, ngày 7/5/1954 - tướng Đờ - Cát - Xít - Tơ - Ri cùng toàn bộ ban tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống.
Đêm ngày 7/5/1954 quân ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu nam Hồng Cúm.
Bộ đội ta vẫy cờ chiến thắng trên nóc hầm tướng Đờ - Cát đánh dấu chiến dịch thắng lợi vẻ vang.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao cờ "Quyết chiến quyết thắng" cho các đơn vị lập công trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, hiệp định Giơ - Ne - Vơ được ký kết tại Thụy Sĩ. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ, quân đội ta tiếp quản Thủ Đô.
Làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang phải kể đến công lao to lớn của Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh chụp lại khi hòa bình lập lại, Đại tướng quay trở về chiến trường xưa.
Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam). Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.000 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của QĐNDVN. Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ, và họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại này. Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: Lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây, đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải hòa đàm và rút ra khỏi Đông Dương, các thuộc địa ở Châu Phi được cổ vũ cũng đồng loạt nổi dậy. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp. Qua đó, đại thắng của QĐNDVN trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới. |