Chiêm ngưỡng mưa sao băng Geminids đẹp nhất năm
Trận mưa sao băng Geminids đẹp nhất trong năm, với số lượng cực điểm là 100 vệt sao băng một giờ bừng sáng bầu trời đêm ngày 13/12 (giờ địa phương). Cảnh tượng tuyệt đẹp được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới.
Những người yêu thiên văn trên khắp thế giới đã bất chấp nhiệt độ giá lạnh của mùa đông để chiêm ngưỡng bầu trời đẹp rực rỡ trong đêm xảy ra hiện tượng mưa sao băng Geminids. Các nhà thiên văn học cũng cho biết điều kiện thời tiết năm nay gần như hoàn hảo để quan sát hiện tượng thường niên này.
Mưa sao băng Geminids là hiện tượng thiên văn diễn ra hàng năm khi một loạt các thiên thạch nhỏ thuộc tàn tích của sao chổi 3200 Phaethon bay vào khí quyển của Trái đất.
Từng chùm sao băng bắt đầu xuất hiện trên khắp bầu trời sau nửa đêm ở London và khu vực Đài tưởng niệm Dover Patrol ở vịnh St Margarets, Kent.
Trận mưa sao băng này có thể quan sát được từ cả hai bán cầu và được ghi nhận từ Skopje, Macedonia đến Washington, Mỹ nhờ điều kiện thời tiết lý tưởng và trời không mây.
Ở thời điểm cao nhất, mưa sao băng Geminids có thể tạo ra từ 50 đến 100 vệt sao băng mỗi giờ với nhiều màu sắc khác nhau.
Trận mưa sao băng Geminids thắp sáng bầu trời đêm ngày 13/12 với 100 vệt sao băng mỗi giờ. Cảnh tượng được chụp tại bờ biển phía tây của Isle of Wight, gần Chale, Anh.
Những ngôi sao băng cắt ngang bầu trời ngay sau nửa đêm ở London và qua Đài kỷ niệm Dover Patrol ở Kent.
Mưa sao băng Geminids nhìn từ Hastings, phía đông Sussex.
Một ngôi sao băng được quan sát và chụp lại ở phía bắc London.
Hình ảnh tuyệt đẹp chụp phía trên con kênh English Channel vào đêm 13/12 với mặt trăng ở trung tâm.
Người dân ở nhiều quốc gia hồi hộp chờ chiêm ngưỡng cơn mưa sao băng đẹp nhất năm.
Các thiên thạch với tốc độ di chuyển hơn 22 triệu dặm mỗi giây được nhìn thấy vào lúc 10 giờ đêm trên bầu trời Skopje, Macedonia, khi mặt trăng lên muộn.
Hiện tượng mưa sao băng Geminids bắt đầu được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1860. Cảnh chụp ở gần thủ đô Sofia của Bulgaria.
Các nhà thiên văn quan sát hiện tượng mưa sao băng Gemenids ở đài quan sát Avren, gần thủ đô Sofia đêm 13/11.
Trong điều kiện thời tiết lý tưởng và có không gian trống trải, người xem hoàn toàn có thể dùng mắt thường để quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Mưa sao băng Geminids là hiện tượng thiên văn diễn ra hàng năm khi một loạt các thiên thạch nhỏ thuộc tàn tích của sao chổi 3200 Phaethon bay vào khí quyển của Trái đất.
Từng chùm sao băng bắt đầu xuất hiện trên khắp bầu trời sau nửa đêm ở London và khu vực Đài tưởng niệm Dover Patrol ở vịnh St Margarets, Kent.
Trận mưa sao băng này có thể quan sát được từ cả hai bán cầu và được ghi nhận từ Skopje, Macedonia đến Washington, Mỹ nhờ điều kiện thời tiết lý tưởng và trời không mây.
Ở thời điểm cao nhất, mưa sao băng Geminids có thể tạo ra từ 50 đến 100 vệt sao băng mỗi giờ với nhiều màu sắc khác nhau.
Trận mưa sao băng Geminids thắp sáng bầu trời đêm ngày 13/12 với 100 vệt sao băng mỗi giờ. Cảnh tượng được chụp tại bờ biển phía tây của Isle of Wight, gần Chale, Anh.
Những ngôi sao băng cắt ngang bầu trời ngay sau nửa đêm ở London và qua Đài kỷ niệm Dover Patrol ở Kent.
Mưa sao băng Geminids nhìn từ Hastings, phía đông Sussex.
Một ngôi sao băng được quan sát và chụp lại ở phía bắc London.
Hình ảnh tuyệt đẹp chụp phía trên con kênh English Channel vào đêm 13/12 với mặt trăng ở trung tâm.
Người dân ở nhiều quốc gia hồi hộp chờ chiêm ngưỡng cơn mưa sao băng đẹp nhất năm.
Các thiên thạch với tốc độ di chuyển hơn 22 triệu dặm mỗi giây được nhìn thấy vào lúc 10 giờ đêm trên bầu trời Skopje, Macedonia, khi mặt trăng lên muộn.
Hiện tượng mưa sao băng Geminids bắt đầu được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1860. Cảnh chụp ở gần thủ đô Sofia của Bulgaria.
Các nhà thiên văn quan sát hiện tượng mưa sao băng Gemenids ở đài quan sát Avren, gần thủ đô Sofia đêm 13/11.
Trong điều kiện thời tiết lý tưởng và có không gian trống trải, người xem hoàn toàn có thể dùng mắt thường để quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Theo Dailymail