Chỉ vì một lời buột miệng chê chồng, Hoàng phi đang được yêu chiều hết mực tự chuốc lấy cái chết thảm
Thánh ý khó dò, lòng vua khó đoán, đã có không ít sự vụ vì bộc trực thẳng tính nói lời làm vua phật lòng mà phải trả giá bằng chính mạng sống của mình, như vị Hoàng phi của vua Thành Thái – Dương Thị Ngọt này.
Trong thời đại phong kiến với chế độ quân chủ, đặc biệt là các nước Á Đông, ngôi vị quân vương, vua chúa là người luôn có mệnh lệnh tối cao và quyền lực tuyệt đối, vì vậy, toàn bộ con dân, thuộc mọi tầng lớp, bất kể quý tộc, quan lại hay Hoàng hậu, phi tần trong quốc gia đó phải luôn nghe theo và tôn sùng. Tuy vậy, thánh ý khó dò, lòng vua khó đoán, đã có không ít sự vụ vì bộc trực thẳng tính nói lời làm vua phật lòng mà phải trả giá bằng chính mạng sống của mình, như vị thứ phi của vua Thành Thái – Dương Thị Ngọt.
(Ảnh minh họa)
Dương Thị Ngọt vốn sinh ra là một dân nữ bên dòng sông Ô Lâu trong lành tại thôn Hội Kỳ, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Từ nhỏ, nàng được sử sách ví là một cô gái tuy không phải phú quý giàu sang nhưng lại mang vẻ đẹp thanh khiết thoát tục, lại đài các đoan trang khó ai sánh bằng, vì vậy nàng được bao trai làng mê đắm. Về sau, do tới thời cha nàng nở rộ con đường công danh, sự nghiệp làm quan lên như diều gặp gió, cũng từ đó, thế là nàng bước chân gần hơn đến với những người trong hoàng tộc, đặc biệt là vua Thành Thái.
Không lâu sau đó, bằng chính sự đoan trang, hiền lành của mình, Dương Thị Ngọt chính thức lọt vào mắt xanh của vua Thành Thái, trở thành thứ phi của ông vua yêu nước này. Nàng được xếp bậc "cửu giai tài nhân", được vua Thành Thái yêu thương hết mực. Tuy nhiên, cũng chính vì sự thật thà bộc trực nằm trong bản chất con người nàng, nó như con dao hai lưỡi mà về sau khiến nàng phải vong thân chỉ vì một câu nói và cái chết của nàng cũng chính là do người chồng yêu thương hết mực, vua Thành Thái hạ lệnh.
(Ảnh minh họa)
Theo một số sử liệu, đặc biệt là người cháu nhiều đời của bà Dương Thị Ngọt, cớ sự bắt nguồn từ việc vua Thành Thái là một ông vua phải nói là khá hướng ngoại, nên ông không muốn để tóc dài những các bậc tiên nhân. Vì thế, ông quyết định để tóc của mình ngắn.
Và trong một lần sau khi cắt tóc xong, ông mới bèn đi một vòng hậu cung để hỏi các phi tần, Hoàng hậu về mái tóc mới của mình, và trong khi tất cả các phi tần đều khen rằng mái tóc của nhà vua quá đẹp, tán dương hết lời khiến ông vua trẻ như ở trên mây. Ngờ đâu, tới lượt Dương Thị Ngọt cho ý kiến, bà liền thẳng thắng bảo: "Trông giống như kẻ cướp ấy".
Sau câu nói này, với bản tính nóng giận, vua Thành Thái liền hạ lệnh xử tử nàng thứ phi vạ miệng này, khép nàng vào tội khi quân phạm thượng. Thế là chỉ từ một phút bộc trực, không dò được thánh ý vì muốn được khen nên chồng mới đi hỏi khắp chốn hậu cung, Dương Thị Ngọt đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Tuy vậy, dù rất giận dữ, nhưng sau cái chết của người vợ mà mình hết mực yêu thương này, vua Thành Thái cũng yêu cầu tổ chức tang lễ theo đúng nghi thức cung đình, xứng đáng với địa vị là một Hoàng phi.
Chân dùng vua Thành Thái ngày còn trẻ. (Ảnh tư liệu lịch sử Việt Nam)
Quan tài của nàng được đưa xuống thuyền rồng rồi cập bến Ô Lâu, nơi nàng sinh ra và lớn lên trước khi vào chốn thâm cung trở thành Hoàng phi. Lăng mộ của nàng được xây cất rất chu đáo, cùng dòng chữ khắc trên bia mộ: "Hoàng triều cửu giai tài nhân thụy Thục Thuận Dương thị chi tẩm. Thành Thái thập tam niên bát nguyệt cát nhật tại", tức Lăng của bà phi họ Dương, bậc "cửu giai tài nhân", có tên thụy là Thục Thuận, lăng được dựng vào ngày lành, tháng 8, năm Thành Thái thứ 13.
Sau khi lăng được hoàn thiện, Thành Thái cử bốn người từ phu túc trực trông coi lăng bà, đồng thời gia quyến của bà được nhà vua cấp phát ruộng đất và không phải đóng bất cứ loại sưu thuế nào đến trọn đời. Có thể nói, dù cay đắng giết vợ chỉ vì một câu nói, nhưng những việc làm sau cuối này của vua Thành Thái cũng đủ chứng minh, tình cảm ông giành cho nàng là có thật và ông không phải người nghĩa tận tuyệt tình.
Hai trong số những người vợ của vua Thành Thái. (Ảnh tư liệu lịch sử Việt Nam)
Tuy nhiên, xoay quanh cái chết của Hoàng phi Dương Thị Ngọt, còn dấy lên nghi vấn rằng việc nàng Dương Thị Ngọt chết không phải do buông câu nói làm bẽ mặt nhà vua, mà do nàng vốn vào cung được vua hết mực sủng ái, vì thế đã không tránh khỏi sự ghen ghét của những phi tần khác. Chính vì vậy, Dương Thị Ngọt đã bị hãm hại, hàm oan dẫn đến vong thân. Đầu đuôi là trong một lần vua Thành Thái cắt tóc ngắn, các "tình địch" trong cung đã lừa cắt mất một nắm tóc của Dương Thị Ngọt, một chuyện vô cùng cấm kỵ thời phong kiến, rồi tin này được báo đến tai vua. Thấy vậy, Dương Thị Ngọt liền bị vua Thành Thái gán vào tội khi quân và bị xử trảm.
Tuy vậy, nghi vấn này đã được các nhà sử học bác bỏ, vì cho rằng, vua Thành Thái là một người hướng ngoại và tiếp thu nền văn minh phương Tây, vì thế không thể vì chuyện mê tín mà xử trảm người vợ yêu thương được. Có thể nói, cái chết thật sự của Dương Thị Ngọt là một góc tối trong dòng lịch sử Việt Nam chưa được chiếu sáng.
(Ảnh minh họa)
Nhưng suy cho cùng, câu chuyện nàng chết vì vạ miệng, bộc trực thẳng thắn trên là đáng tin cậy nhất, vì nó đã được xác thực bởi chính người cháu họ thuộc đời thứ 3 của bà Dương Thị Ngọt là ông Dương Quang Diêu. Thế mới thấy, cuộc sống của đàn bà phụ nữ dù thời nào đi chăng nữa cũng đều không dễ dàng, nhất là trong thời phong kiến, bởi dù cho có được ngồi vào vị trí dưới một người trên vạn người đi chăng nữa, thì cũng có thể mất đầu oan uổng như chơi chỉ vì một câu nói từ sự ngay thẳng của bản thân hoặc bông đùa thiếu tinh tế.
(Nguồn: Quốc Sử Quán Triều Nguyễn - Đại Nam Liệt Truyện)