Chỉ vì ăn mỳ ăn liền mà 2 chị em người thì nguy kịch, người thì tử vong chỉ trong 1 ngày?

Luna,
Chia sẻ

Có nhiều lý do khiến mỳ ăn liền được yêu thích, nhưng cũng có rất nhiều lý do để chúng ta cần ngưng ngay, hoặc ít nhất hạn chế hết mức sở thích này.

Sự việc đau lòng này xảy ra cách đây chưa lâu tại Đắk Nông. 

Được biết vào tối 14/11, chị em Nguyễn Thị Thùy Tr. và Nguyễn Giáo S. đã tự làm mỳ ăn liền để ăn, chuyện tưởng như rất bình thường nhưng đến 7 giờ sáng hôm sau, gia đình phát hiện cả 2 đều có dấu hiệu mệt lả nên vội vã đưa đi cấp cứu. Tr. nhập viện trong tình trạng môi và chân tay lạnh, tím tái, không nói chuyện được, đi ngoài phân lỏng, mạch nhanh, huyết áp tụt; S. cũng có những biểu hiện tương tự nhưng tỉnh táo hơn. Được chuyển từ bệnh viện huyện lên tỉnh, tình trạng sức khỏe của S. đã ổn định hơn, nhưng Tr. không may mắn bằng, cháu đã tử vong trong đúng ngày hôm đó.

Tuy bác sỹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông cho biết họ chỉ mới nghi ngờ ngộ độc thực phẩm chứ chưa kết luận được nhưng thật sự đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc thận trọng hơn với loại thức ăn nhanh quen thuộc và được yêu thích này. Không chỉ gây nóng trong người như nhiều người đã trực tiếp cảm nhận được, việc ăn nhiều mỳ ăn liền còn dẫn đến:

mỳ ăn liền
(Ảnh: Internet)

Rối loạn khả năng tiêu hóa

Phần lớn các loại mỳ ăn liền không chỉ được chiên dầu ở nhiệt độ cao, sau đó sấy khô mà còn chứa nhiều hương liệu và phụ gia, ăn thường xuyên sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa. Đã có những đoạn clip cảnh báo người dùng về độ khó tiêu của sợi mỳ ngon lành, thậm chí đã có trường hợp bị đầy hơi, dạ dày và ruột phình căng nghiêm trọng, cần lập tức cấp cứu luồn ống vào dạ dày để xả bớt khí, cũng chỉ vì món ăn này. 

Gây thiếu hụt dinh dưỡng

Thành phần chủ yếu của mỳ ăn liền chỉ là bột mỳ, chất béo, gia vị, việc dùng mỳ qua bữa chỉ gây ngang dạ chứ hoàn toàn không cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, mà ngược lại về lâu dài còn hút ngược chất dinh dưỡng trong cơ thể (đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi), dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, sút cân, teo cơ và nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê.

Gây béo phì

Gây thiếu chất, nhưng mỳ ăn liền cũng đồng thời có thể khiến cơ thể béo phì, nguyên do chủ yếu là sự thiếu hụt dinh dưỡng trong mỳ không tạo được cảm giác no và thỏa mãn, khiến chúng ta có xu hướng tiếp tục ăn thêm - mỳ gói, hoặc những món ăn liền khác - kết quả là nạp quá nhiều calories, carbohydrate, chất béo và muối vào cơ thể.

Gây bệnh tim mạch, đột quỵ

Nếu bạn là người có sở thích ăn mỳ sống thì càng cần đặc biệt chú ý, bởi đã có nghiên cứu thực hiện ở Hàn Quốc - quốc gia có lượng tiêu thụ mỳ gói trong top đầu của thế giới - thấy rằng người ăn nhiều mỳ sống dễ bị hội chứng chuyển hóa, bất kể bên cạnh đó họ có chế độ dinh dưỡng thế nào, tập luyện nhiều ra sao. Và những người bị hội chứng chuyển hóa thường có huyết áp cao, đường huyết cao, cholesterol cao, dễ phải đối mặt với nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, tăng tích tụ mỡ quanh eo...

mỳ ăn liền
(Ảnh: Internet)

Lão hóa sớm, hại gan… cũng là những nguy cơ mà người ăn nhiều mỳ ăn liền có thể phải đối mặt. Thậm chí, một số phụ gia bảo quản trong gói mỳ để lâu có thể biến chất và tạo thành chất độc gây ung thư, dẫn đến tử vong sớm.

Trên đây chưa phải là toàn bộ những tác hại mà chúng ta có thể phải đối mặt khi lạm dụng mỳ ăn liền, nhưng có lẽ đã quá đủ để đánh bại vị ngon công nghiệp lạ lùng của nó. Và nếu bạn vẫn cho rằng mỳ ăn liền vừa rẻ, vừa tiện, vừa nhanh hãy biết rằng những món ăn lành mạnh thực tế hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu này còn tốt hơn như vậy - chẳng hạn, bạn có biết mình có thể có ngay 1 bắp ngô “luộc” cũng chỉ trong 3 phút, mà không hề bẩn tay hay mất thời gian dọn rửa?

Tổng hợp
Chia sẻ