Chi tử, hồng hoa chứa chất gây ung thư

,
Chia sẻ

Theo BS Nguyễn Xuân Hướng - Chủ tịch Hội Đông y VN, người ta đã ép chi tử và hồng hoa lấy tinh chất rồi nhuộm màu công nghiệp. Đây là loại thuốc giả rất nguy hiểm cho người bệnh.

Theo BS Nguyễn Xuân Hướng - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, người ta đã ép chi tử và hồng hoa lấy tinh chất, sau đó đem nhuộm chất màu công nghiệp để bán. Đây là loại thuốc giả rất nguy hiểm cho người bệnh.

Trên 50% mẫu chi tử chứa chất gây ung thư

 BS Nguyễn Xuân Hướng cho biết, từ lâu Trung Quốc đã phát hiện ra việc gian thương cất lấy tinh dầu của hồng hoa và chi tử rồi đem xác khô đó, dùng chất nhuộm màu công nghiệp nhuộm lại cho cây có màu sắc đỏ tươi rất bắt mắt.

Chi tử còn có tên là sơn chi tử, quả dành dành là một vị thuốc được dùng từ lâu trong Đông y. Ảnh:yhoccotruyen

Ông Nguyễn Đăng Lâm - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Viện Kiểm nghiệm thuốc TW cho biết, để đảm bảo chính xác, Viện đã xây dựng quy trình kiểm nghiệm sắc ký lỏng hiệu năng cao để tiến hành kiểm tra mẫu. Các mẫu chi tử, hồng hoa được lấy về được thử chiết chất màu, loại bỏ tạp chất và đưa vào máy phân tích.

Kết quả trong số 57 mẫu chi tử được kiểm nghiệm đã phát hiện đến 27 mẫu (chiếm gần 50%) có chứa chất phẩm màu rhodamine B, với các hàm lượng khác nhau.

Theo thông tin từ Vụ Y dược học cổ truyền, rhodamine B là hoá chất nhuộm màu phát quang, có khả năng gây độc cấp tính tới hệ thần kinh, gây độc trên da, thậm chí có thể gây ung thư. Về quy định, chất rhodamine B này không được phép có trong dược liệu nói chung và hồng hoa, chi tử nói riêng.

Rất nguy hại cho người bệnh

BS Hướng cho biết, hồng hoa và chi tử đều là hai vị thuốc thường dùng trong Đông y.

Hồng hoa còn có tên là cây rum thường dùng hoa phơi hoặc sấy khô để trị bệnh. Theo Đông y nó vị cay, tính ấm vào hai kinh tâm và can có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, kinh xấu, bệnh mất kinh, khí hư, viêm dạ con, viêm buồng trứng, viêm phổi và viêm dạ dày...

Hồng hoa còn có tên là cây rum thường dùng hoa phơi hoặc sấy khô để trị bệnh. Ảnh: Dep101.vn

Hồng hoa còn có tác dụng giải nhiệt, ra mồ hôi bị khối sưng đau do sang chấn, mụn nhọt và được dùng làm gia vị không độc để làm thuốc nhuộm hoặc nhuộm thức ăn màu vàng đỏ.

Chi tử còn có tên là sơn chi tử, quả dành dành là một vị thuốc được dùng từ lâu trong Đông y. Quả có vị đắng, tính hàn, vào ba kinh tâm, phế và tam tiêu có tác dụng làm thanh nhiệt (chữa sốt), tá hỏa, lợi tiểu, cầm máu, dùng trong bệnh sốt, người bồn chồn khó ngủ, miệng khát, họng đau, mắt đỏ, da vàng, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu, tiểu tiện ra máu...

Nó được dùng đơn lẻ chữa bệnh, nhuộm thức ăn như bánh xu xê, thạch hoặc phối hợp với các vị thuốc khác chữa nhiều bệnh.

Các loại dược liệu này nếu đã được lấy hết tinh chất hoặc được làm giả từ một loại dược liệu khác thì sẽ hết tác dụng chữa bệnh.   

Phân biệt sản phẩm thật - giả

Hồng hoa thật có cụm hoa gồm những đầu hợp lại thành ngù. Hoa màu vàng đỏ, hay đỏ cam đẹp, phơi sấy khô có màu đỏ nâu, cầm khô, không dính tay. Nếu bị nhuộm, hoa có màu đỏ tươi, đỏ sẫm, cầm ướt, có thể có phẩm màu phai ra dính tay.

Chi tử bị nhuộm màu thường có màu đỏ sẫm, giá rẻ, di trên tay có thể có phẩm màu

Theo Thúy Nga

Bee.net.vn

Chia sẻ