Chị ruột nghẹn ngào hiến tạng em trai cứu người: “Đến giờ, tôi vẫn chưa tin em tôi đi nhanh như vậy”

Bài, ảnh: Hoàng Lê,
Chia sẻ

Trên đường trở về nhà sau khi chở khách từ TP.HCM sang Bình Dương, anh Na té xe nguy kịch. Nhận tin em trai không thể qua khỏi, người chị cùng gia đình gạt đi nước mắt, ký vào lá đơn hiến tạng cứu người.

Ngày 4/7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết sau hơn 1 tháng ghép tạng và chăm sóc tích cực, đến nay 6 bệnh nhân được nhận thận và giác mạc của hai người mất đã khỏe mạnh hoàn toàn. Đây cũng là 2 trường hợp hiến tạng từ người cho tim ngừng đập thứ 3 và thứ 4 của Việt Nam.

Chị ruột nghẹn ngào hiến tạng em trai cứu người: “Đến giờ, tôi vẫn chưa tin em tôi đi nhanh như vậy” - Ảnh 1.

Giáo sư Trần Ngọc Sinh (giữa), cố vấn cho 4 ca ghép thận từ người cho tim ngừng đập.

Trước đó vào tháng 5/2018, ông Hưng (68 tuổi, quê Đồng Nai) bị tai biến mạch máu não khi đang xuống nhà một người bạn ở TP.HCM. Khi vào viện, bệnh nhân đã bị xuất huyết não nặng, tiên lượng nguy kịch. Nghe theo lời di chúc của người nha hay làm từ thiện khi còn sống, con trai ông Hưng đã ký vào lá đơn hiến tạng cha sau khi qua đời.

Chị ruột nghẹn ngào hiến tạng em trai cứu người: “Đến giờ, tôi vẫn chưa tin em tôi đi nhanh như vậy” - Ảnh 2.

Anh Phùng Văn Hiệu nói về di nguyện của cha.

"Khi còn sống, cha tôi thường xuyên vận động bạn bè giúp đỡ những người dân nghèo trên sông La Ngà chết không có quan tài, không có đất chôn. Nhiều lần cha dặn dò con cháu phải thực hiện di nguyện hiến tạng, hiến xác khi ông qua đời. Ông viết tất cả mọi mong muốn của mình lên tường.

Ba tôi đăng ký hiến xác cách đây 10 năm, đăng ký hiến tạng đầu năm nay. Trường y cho biết sẽ không nhận xác của người đã hiến tạng. Chỉ được chọn một trong hai nên chúng tôi đã bàn bạc và đi đến quyết định hiến tạng bố cứu người, sau đó mang thi thể về lo hậu sự mai táng", anh Phùng Văn Hiệu, con trai ông Hưng chia sẻ.

Chị ruột nghẹn ngào hiến tạng em trai cứu người: “Đến giờ, tôi vẫn chưa tin em tôi đi nhanh như vậy” - Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành mặc niệm cho bệnh nhân đã mất trước khi tiến hành ca phẫu thuật ghép tạng.

Trường hợp thứ hai càng xúc động hơn, bởi người cho tạng lại là một thanh niên mới 30 tuổi.

Chị Hồng Nga, một luật sư tại TP.HCM và là chị gái của của anh Na (30 tuổi, quê Đồng Tháp) rớm nước mắt kể: "Thú thật cho đến bây giờ, gia đình tôi vẫn chưa chấp nhận sự thật là em trai tôi đi nhanh và sớm như vậy. Nó làm nghề chạy xe Grab bike, hôm đó chở khách từ sân bay Tân Sân Nhất sang Bình Dương  rồi trở về nhà. Nhưng giữa đường thì nó tự té xe. Tưởng chỉ bị nhẹ thôi nhưng lúc đưa vô bệnh viện thì bác sĩ báo khó lòng qua khỏi.

Lúc đó gia đình rất rối, tôi chợt nghĩ đến chuyện cơ thể em còn khoẻ mạnh, có thể tặng lại cho những bệnh nhân kém may mắn. Tôi đặt vấn đề với bác sĩ cấp cứu lúc 0h ngày 28/5 thì đến tầm 11h đã gặp được bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người của BV".

Chị ruột nghẹn ngào hiến tạng em trai cứu người: “Đến giờ, tôi vẫn chưa tin em tôi đi nhanh như vậy” - Ảnh 4.

Chị Hồng Nga xúc động kể khoảnh khắc quyết định hiến tạng em trai.

Dù chỉ là chị gái không đủ tư cách pháp lý quyết định, tuy nhiên vì cha mẹ chị Nga đang chấn động về mặt tâm lý, sau một hồi bàn bạc cùng các anh chị em trong nhà, chị Nga tự mình quyết định ký giấy hiến nội tạng của em.

Chị Nguyễn Thị Hồng Nga xúc động kể lại quá trình ký lá đơn hiến tạng em trai.

"Tôi động viên các em tin vào y bác sĩ về việc làm nhân đạo. Tôi quan niệm khi đã mất thì chôn hay hỏa táng không ý nghĩa vì cơ thể đã tọa thành. Nếu đem cho người khác, biết đâu sau này sẽ gặp được một phần của em trong cuộc sống của mọi người. Trong cuộc sống có những điều mình không muốn cũng phải chấp nhận, có những tình huống buộc phải quyết định nhanh và sáng suốt để không hối hận về sau" – người chị xúc động kể.

Không để những sự xả thân là vô nghĩa, ngay khi hoàn thành các thủ tục pháp lý ekip điều trị đã lập tức đưa hai bệnh nhân vào phòng mổ. Sau phút mặc niệm tưởng nhớ người đã khuất, các bác sĩ nhanh chóng lấy thận và giác mạc ra để phẫu thuật ghép cho các bệnh nhân được lựa chọn trong danh sách chờ.

Chị ruột nghẹn ngào hiến tạng em trai cứu người: “Đến giờ, tôi vẫn chưa tin em tôi đi nhanh như vậy” - Ảnh 6.

Các bác sĩ chuẩn bị nguồn thận ghép cho bệnh nhân.

4 bệnh nhân được ghép thận lần lượt có tuổi là 22, 44, 46 và 58 tuổi. Hai ca ghép giác mạc còn lại đều sinh năm 1949. 6 ca ghép đều tiến hành thành công. Hiện sức khỏe những người nhận tạng đã khỏe mạnh và được cho xuất viện.

Chị ruột nghẹn ngào hiến tạng em trai cứu người: “Đến giờ, tôi vẫn chưa tin em tôi đi nhanh như vậy” - Ảnh 7.

Các bệnh nhân ghép thận khỏe mạnh.

Chị ruột nghẹn ngào hiến tạng em trai cứu người: “Đến giờ, tôi vẫn chưa tin em tôi đi nhanh như vậy” - Ảnh 8.

Bệnh nhân ghép giác mạc cũng đã có ánh sáng.

Bác sĩ Hoàng Khắc Chuẩn, khoa Tiết Niệu của BV Chợ Rẫy cho biết, cả 4 trường hợp nhận thận đầu có lượng nước tiểu tăng nhanh sau phẫu thuật và xuất viện trong chưa đầy một tháng sau mổ. Còn hai trường hợp ghép giác mạc cũng đã có lại ánh sáng.

Chị ruột nghẹn ngào hiến tạng em trai cứu người: “Đến giờ, tôi vẫn chưa tin em tôi đi nhanh như vậy” - Ảnh 9.

Bác sĩ cho biết, trung bình mỗi năm có thêm 8.000 trường hợp cần thay thế thận.

Cho đến năm 2009, số bệnh nhân bị suy thận mạn tại Việt Nam là 72.000 trường hợp, trung bình mỗi năm có thêm 8.000 trường hợp cần thay thế thận. Bắt đầu từ năm 2008, BV đã tiếp nhận quả thận hiến đầu tiên từ người cho chết não. Trong 25 năm đã có khoảng 2.000 trường hợp ghép thận, với tỉ lệ người cho sống 95%.

Chia sẻ