Chỉ mất 3 phút để biết bạn sẽ trở thành người giàu có, hay mãi mãi nghèo
Nếu bạn nghĩ mình được trên 1/2 những điều liệt kê ở bên dưới, chứng tỏ là bạn đang mang trong mình hạt giống của sự giàu có.
Daniel Ally là một chuyên gia kinh doanh quốc tế, diễn giả và tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy. Anh là nhà sáng lập của The Ally Way and Dignify Designs và trở thành triệu phú tự thân khi mới 24 tuổi.
Lớn lên trong cảnh nghèo khổ, Ally xác định rằng ước mơ sau này của mình là trở nên giàu có. Ông đã đi một chặng đường đủ dài để biết rằng dù nghèo hay giàu, cả hai đều mang lại một ý nghĩa đặc biệt.
Sự giàu có là một sự lựa chọn mà tất cả chúng ta đều muốn, nhưng chỉ một số ít là họ “thực sự” muốn. Bill Gates đã từng nói, “đó không phải là lỗi của bạn nếu bạn được sinh ra trong nghèo khổ, nhưng sẽ hoàn toàn là lỗi của bạn nếu bạn chết trong nghèo khổ.”
Không có lý do nào bắt bạn phải sống trong nghèo khổ, sự thịnh vượng luôn chờ đón và chính bạn nên đưa ra sự lựa chọn.
Sau khi gia nhập câu lạc bộ triệu đô ở tuổi 24, gần như Ally đã hoàn thành ước mơ từ nhỏ của mình. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng sự giàu có bao hàm nhiều ý nghĩa hơn mình tưởng, nó không chỉ là tài sản hữu hình, mà đó còn là cuộc sống.
Nếu bạn đánh đổi sự thành đạt trong kinh doanh bằng cách hy sinh các mối quan hệ, sức khỏe hoặc giá trị đạo đức thì xem như bạn chẳng có gì cả.
Một người giàu có sẽ có giá trị như thế nào khi anh ta mất đi tất cả tiền bạc của mình? Chỉ những người có được một nền tảng tốt bao gồm hành động và tư duy tốt sẽ là người có lại được tất cả. Sự giàu có của người đó chưa bao giờ mất đi hay bị tước đoạt vì chúng luôn hiện hữu bên trong anh ta.
Trên hết, sự khác biệt căn bản giữa người nghèo và giàu mà Ally đã đúc kết được chính là nằm ở tư duy hay cách mà người đó nhìn nhận cuộc sống. Dưới đây sẽ là 10 sự đối lập của một tư duy tốt và tồi (người giàu và người nghèo):
1. Tin tưởng và hoài nghi
Một người đồng nghiệp cũ của Ally từng nói, “Những người thợ sửa chữa thật không đáng tin cậy. Họ là những người dễ sa ngã vì đồng tiền ít ỏi kiếm được. Vì thế, họ sẽ kiếm thêm một cái gì đó để tính phí thêm khi bạn không chú ý.”
Tất nhiên, người bạn cũ của Ally không có chứng cứ cụ thể, nhưng vì anh ta luôn nghĩ một cách bất công rằng tất cả mọi người đếu muốn lấy tiền từ túi của mình, do đó ông luôn hoài nghi về mọi thứ. Đây thực sự là một cái nhìn đầy tiêu cực.
Trong khi đó, Ally tin rằng những người giàu có luôn thể hiện sự tin tưởng của mình lên người khác nhiều hơn là sự hoài nghi vô căn cứ. Người giàu có thường tin tưởng những người mà họ biết và thường giúp đỡ cho người khác cơ hội để được là chính mình.
2. Đổ lỗi và thấu hiểu
Những người nghèo về tư duy luôn tìm kiếm các vấn đề thay vì các giải pháp. Sau đó họ kết thúc bằng cách đổ lỗi cho mọi thứ, từ môi trường, hoàn cảnh công việc, thời tiết, chính phủ cũng như đưa ra một danh sách dài những lý do tại sao họ không thể thành công.
Ngược lại, một lối tư duy tốt sẽ hiểu rằng tất cả mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó. Thay vì bị động để cho cuộc sống xảy ra với mình, họ thường chủ động để biết được điều gì lớn lao đang xảy ra.
Họ gạt tất cả những lời bào chữa sang một bên và xóa bỏ danh sách đổ lỗi ra khỏi tâm trí, vì họ biết hướng đến mục tiêu phải hoàn thành những gì mình phải làm.
3. Giả định và đặt câu hỏi
Nếu một người có tư duy hạn hẹp muốn tiếp cận một người nổi tiếng, họ thường nói, “anh ta có thể không có thời gian để nói chuyện với tôi.” Thay vì kiểm tra các chi tiết hoặc đặt ra những câu hỏi, họ thường thể hiện sự nổ lực hạn chế và đưa ra các giả định để ngăn cản mình đạt được những gì bản thân muốn.
Trong khi đó, một tư duy tốt sẽ không ngừng tìm tòi và đặt các câu hỏi, “Điều gì sẽ xảy ra nếu...?" Khi bạn đặt câu hỏi, bạn sẽ hạn chế cho mình rất nhiều rắc rối và sức mạnh luôn nằm trong tay của những người đặt câu hỏi đúng.
4. Họ và chúng tôi
Trong cửa hàng tạp hóa, Ally nghe được một người phụ nữ đang kết sổ phàn nàn, “họ không bao giờ có đủ nhân viên thu ngân. Tôi không biết những gì đang xảy ra với họ.” Rõ ràng, người phụ nữ này không có quyền hay trách nhiệm qua công việc của mình nhưng cô lại tách mình ra khỏi cả một bộ phận trong những thời điểm cần sự hiệp lực.
Thay vào đó, người giàu sẽ nói “chúng tôi” khi chịu trách nhiệm về kết quả không mong muốn xảy ra.
5. Rẻ và tốt
Có lần, Ally đi mua sắm với một người bạn và nhận thấy rằng anh ta luôn tìm những quần áo với giá rẻ nhất. Không chỉ riêng người bạn này, nhiều người khác cũng sẽ đổ xô đến quầy quần áo và lựa chúng thậm chí không muốn, nhưng cuối cùng lại mua vì “giá” và do mất kiểm soát. Thật không may, họ thường không mặc chúng kể từ sau khi mua.
Trong khi đó, người giàu sẽ đi thêm nhiều bước nữa để tìm một vật liệu chất lượng. Tất nhiên họ tiết kiệm nhưng không bao giờ tự giới hạn về mức giá phải trả. Những người này có xu hướng đặt giá trị lên trên và sẽ từ chối dù mức giá có rẻ đến đâu về sản phẩm mà họ biết là không sử dụng được cũng như không đúng ý họ.
6. Tiền bạc và thời gian
Người nghèo nghĩ rằng tiền bạc quan trọng hơn so với thời gian. Hàng triệu người trên khắp thế giới sẵn sàng trao đổi thời gian quý báu của mình để có tiền.
Tuy nhiên, đa số những người này quá chú trọng vào việc kiếm tiền mà không bao giờ nhận ra tiềm năng thực sự của thời gian. Bạn luôn có thể kiếm lại được 500 đô la, nhưng bạn không thể có được 5 giờ nữa trong quỹ thời gian của mình.
Trong khi người giàu biết rằng thời gian quan trọng hơn tiền bạc. Hơn nữa, họ tìm kiếm những điều giá trị để hoàn thiện kinh nghiệm sống mà họ biết sẽ làm thay đổi kế cuộc sống của họ. Sự nghiệp của họ tập trung hơn vào những gì họ yêu thương và giúp đỡ người khác, thay vì chỉ đơn thuần là kiếm tiền.
7. Cạnh tranh và sáng tạo
Khi một người nghèo nhìn thấy cơ hội, họ tìm ra cách những người khác đang làm nó và mô phỏng chúng. Thông thường, họ không bao giờ xem xét một cách khác để làm việc đó. Thay vào đó, họ giải quyết trong niềm tin rằng làm những gì người khác đang làm là điều tốt nhất mình có thể làm cho bản thân.
Một người hàng xóm giàu có của Ally đã bất mãn khi phát hiện ra rằng chiếc xe ô tô Porsche của mình đã sơn không đúng như kỳ vọng.
Bởi vậy, họ đã quyết định tùy chỉnh và xây dựng lại chiếc Porsche với một thông số kỹ thuật và thiết kế chưa từng có để phù hợp với màu sơn. Sự sáng tạo là điều mà Ally quan sát được từ sự cố của người này và cho rằng đó là một phần thiết yếu đã đưa ông đến thành công.
8. Chỉ trích và khen ngợi
Thường xuyên lên án, phàn nàn và chỉ trích là những đặc điểm của một lối suy nghĩ tồi. Bởi vì chúng sẽ phá hủy tính cách và khiến bạn hành động như một kẻ thua cuộc.
Mặt khác, người có tư duy tốt sẽ biết ơn những điều mà cuộc sống đã ban cho họ. Họ thường có xu hướng lạc quan và luôn tìm những mặt tốt ở người khác để có thể khen ngợi. Điều đó sẽ làm giàu cho người cho và cả người nhận.
9. Nghiệp dư và chuyên môn
Những người thường xuyên lắng nghe ý kiến của người khác và chấp thuận mà không suy xét là biểu hiện của một lối tư duy không có chiều sâu.
Ngược lại, những người giàu có đã học được cách nghĩ cho bản thân. Nếu họ không thể tìm ra một cái gì đó, họ tìm kiếm sự tư vấn chuyên môn. Thông thường, họ phải trả tiền cho những lời khuyên và được cung cấp một loạt các sự lựa chọn.
Họ học các chuyên gia việc đưa ra đề nghị, điều đó có nghĩa rằng họ không đặc biệt giới hạn cho một hành động cụ thể.
10. Tivi và thư viện
Người nghèo về “tư duy” mất nhiều thời gian để đặt mình vào nhưng hình ảnh và không gian mà họ không thể kiểm soát suy nghĩ. Họ thường lạm dụng thời gian để trói mình vào những vật dụng được xem là giải trí và tránh những nghệ thuật đòi hỏi sự tư duy.
Trong khi đó, những người giàu có học và đọc rất nhiều sách. Họ thường tìm kiến thức sao cho bổ ích với mình. Thay vì thả hồn trong những hoạt động ngẫu nhiên, họ tìm một cách thức giải trí để hoàn thiện tâm trí về bản thân, những người khác và thế giới mà mình đang sống.