Chị gái khoe vở bài tập của em trai, dân tình dòm xong bật ngửa vì 1 chi tiết: Nên cho nghỉ học ở nhà cày ruộng!

Hiểu Đan,
Chia sẻ

"Sang chấn tâm lý" là cụm từ chính xác nhất diễn tả cảm xúc của "đọc giả" khi lỡ nhìn thấy những trang vở của nam sinh này.

Trên thực tế, chuyện học sinh viết chữ "như giun như dế" không phải nỗi khổ của riêng ai. Nhưng nhìn "con người ta" chữ nào chữ nấy đều tăm tắp, ngay hàng thẳng lối, lật vở con mình không nhận ra viết chữ gì hẳn cũng có chút chạnh lòng. Chẳng hạn mới đây một bà chị "khoe" chữ em mình trên hội nhóm cùng lời than: “Chữ viết của thằng em mình học lớp 8 đó mọi người ạ! Mọi người cho mình xin ý kiến có nên khuyên bố mẹ cho nó nghỉ học ở nhà cày ruộng không. Hỏi nó thì nó bảo “em vẫn lên lớp đều đều”" khiến dân tình cười vỡ bụng.

Chị gái khoe vở bài tập của em trai, dân tình dòm xong bật ngửa vì 1 chi tiết: Nên cho nghỉ học ở nhà cày ruộng! - Ảnh 1.

Chị gái khoe vở bài tập của em trai, dân tình dòm xong bật ngửa vì 1 chi tiết: Nên cho nghỉ học ở nhà cày ruộng! - Ảnh 2.

"Sang chấn tâm lý" là cụm từ chính xác nhất diễn tả cảm xúc của "đọc giả" khi lỡ nhìn thấy những trang vở của nam sinh này.

Quả thật, nói sao cho hết độ ngao ngán của dân tình khi "đọc" những nét chữ "rồng bay phượng múa" trên. Không những xấu mà nam sinh này còn viết “chữ không ra chữ”, rất khó đọc, căng mắt ra mới hiểu được vài ba câu. Chữ viết lại không theo một hàng lối nào, chữ cao chữ thấp lên xuống thất thường, thầy cô dòm chắc cũng sang chấn tâm lý.

“Trời, lớp 8 mà còn thua chữ bé mầm non"; "Gặp cô chủ nhiệm mình là được chép phạt chính tả ngày nào cũng nộp rồi đấy”; "Không viết được đẹp thì cũng phải cố viết cho đọc được, nhất là bài kiểm tra nên viết rõ ràng để giáo viên còn đọc chứ”; "Vote cho về cày ruộng nhé", một số cư dân mạng nhận xét.

Ông cha ta từ xưa đã khẳng định: “nét chữ – nết người”. Dù không có chữ viết đẹp như mơ nhưng ít ra phải cẩn thận, rõ ràng, chỉn chu, vừa lợi cho mình vừa thể hiện sự tôn trọng đối với người đọc. Hậu quả của việc chữ viết xấu là vô cùng to lớn, trước hết là ảnh hưởng đến kết quả thi cử của các em. Đối với các môn khoa học tự nhiên, chữ xấu còn có thể châm chước vì chủ yếu xem kết quả bài làm thể hiện bằng các con số, còn với các môn khoa học xã hội, bài làm có chữ quá xấu với người chấm thật sự là “cực hình”. 

Dù phương tiện kỹ thuật có hỗ trợ con người đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng đều phải có những lúc phải viết, phải trình bày văn bản khi cần thiết. Vì vậy, việc rèn luyện chữ viết cũng là điều rất cần thiết đối với mỗi con người, nhất là khi các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.

 

Chia sẻ