Chị em méo mặt vì "đạo chích" trong bệnh viện
Lợi dụng tâm lý lo lắng, bất an của các bậc cha mẹ khi đưa con vào bệnh viên khám, kẻ trộm đã có nhiều chiêu trò để móc túi, ăn trộm ví tiền, điện thoại, thậm chí cả xe máy…
Sểnh 1 ly, đi luôn... ví, điện thoại
Chị Hà Anh, nhân viên một công ty chứng khoán vẫn không khỏi phẫn uất kể lại chuyện bị kẻ gian lợi dụng móc túi khi đưa con gái vào Bệnh viện Nhi khám bệnh.
“Hôm đó, con gái sốt cao, chồng mình lại đi công tác Thái Lan, một mình lật đật đưa con lên viện Nhi khám. Đến nơi, ngồi chờ đến lượt khám, có kẻ đi qua lén cấu vào chân con gái , con khóc ré lên. Trong lúc mình loay hoay dỗ con, thì kẻ trộm đã lợi dụng trộm mất ví và chiếc Iphone. Lúc ấy quả thật rất chán nản, con thì sốt cao, mẹ thì vừa lo vừa hoang mang. Sau đó mình còn bị mẹ chồng nhăn nhó, khó chịu vì bất cẩn. Đến hôm sau, mượn tạm máy điện thoại của mẹ chồng cũng bị móc mất lúc đi mua cháo cho con. Giờ nhớ lại chuyện đó vẫn cảm thấy kinh hoàng”
Cổng bệnh viện Nhi luôn trong tình trạng đông đúc nhộn nhạo, khiến "đạo chích" lợi dụng để móc túi rất dễ dàng
Cũng bị móc mất điện thoại ở bệnh viện Nhi, chị Trường Giang, giảng viên của một trường Đại học ấm ức kể lại: “Con mình bị ngã sái cổ chân, vì nó không nói nên đến lúc mẹ biết thì đã sưng to. Vợ chồng mình vội vàng đưa con vào viện, thì bị một kẻ giả là người nhà của bệnh nhân nào đó chạy theo xuýt xoa, có ý giúp mình dìu thằng bé vì con mình không đi vững được. Tưởng gặp người tốt, ai ngờ chỉ một lát sau, chị ta đột ngột chạy mất hút. Dìu con đến được phòng khám rồi mở túi ra đã thấy mất điện thoại.”
Một đôi vợ chồng thất thểu kiểm lại túi, sau khi vừa bị móc mất điện thoại
Còn chị Thanh, nhân viên một công ty bảo hiểm tư nhân trên đường Nguyễn Trãi, ngao ngán kể lại: “Đang trên đường đi làm thì chị giúp việc gọi điện báo thằng bé nhà mình bị đau bụng dữ dội. Vội vàng quay trở về đưa con đi bệnh viện, túi xách tài liệu, hồ sơ cả laptop cũng mang theo. Vào bệnh viện người đông, có kẻ đi qua giả vờ va vào người mình, đang bế con, con lại không ngừng kêu đau nên mình lúng túng. Hắn ta liền nhanh tay kéo khóa túi đựng laptop, lấy cắp ví tiền và laptop. Tài liệu dữ liệu của công ty cũng bị mất theo. Thực sự lúc đó đầu mình muốn nổ tung, con thì đang đau nữa chứ!”.
Ở trên là một trong rất nhiều trường hợp chị em bị mất cắp ở bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Nhi hoặc khoa Nhi ở những bệnh viện khác. Dù nhiều chị em đã đề phòng nhưng vẫn ở trong tình trạng mất lúc nào không hay. Rất nhiều mánh khóe móc trộm được kẻ gian bày ra, nhưng hầu như đến lúc bị mất rồi, chị em mới biết là mình bị gài bẫy. Ác hơn, nhiều trường hợp bố mẹ thẫn thờ, bàng hoàng khi nhận được tin xấu về bệnh tình của con mình, lợi dụng tâm trạng “như người mất hồn” của họ đã có nhiều kẻ gian cuỗm luôn ví, điện thoại.
Khi đứng xếp hàng ở quầy bán thuốc, cũng rất dễ bị móc trộm đồ
Điện thoại di động là thứ dễ bị mất cắp nhất ở bệnh viện, bởi điện thoại nhỏ nhẹ, chị em đưa con đi khám thường hay có thói quen rút máy ra gọi cho người này người nọ để hỏi han. Kẻ trộm quan sát thấy được nên luôn trực chờ sơ hở để móc trộm.
Con bị bệnh là cả nhà đưa đi khám, khiến cho bệnh viện Nhi hoặc Khoa Nhi lúc nào cũng ở trong tình trạng đông đúc quá tải, vì thế mà nhiều kẻ gian trà trộn vào ăn cắp một cách dễ dàng. “Những hôm bệnh viện đông người bệnh đến khám là y như rằng phải có 6, 7 người mất đồ, phổ biến nhất là mất điện thoại. Thậm chí, đã có nhiều người bị mất cả xe máy vì để chìa khóa xe, vé xe trong ví.” – Bác Hòa, người đã chăm cháu trai bị ung thư được gần một năm ở Bệnh viện Nhi cho biết.
“Những lúc bị mất cắp như vậy, vừa lo cho con đang ốm, vừa tức và xót xa cho cái số đen đủi của mình. Đã mất một lần, lần khác dù đã dặn lòng cảnh giác rồi nhưng vẫn bị móc đồ. Thành ra tôi lúc nào cũng canh cánh sợ bị móc trộm mỗi khi đến bệnh viện.” – Chị Hồng Hạnh, người mất đến chiếc điện thoại thứ 3 ở trong bệnh viện than thở.
"Đạo chích" thường trà trộn vào những khu vực đông người như thế này để móc túi
Chị Hoài An, trú tại phố Tôn Đức Thắng - HN kể, một lần đưa con vào viện Nhi khám, chị chứng kiến một người phụ nữ quê mùa ôm chiếc túi vải cũ kỹ đứng khóc trông rất đáng thương. Mọi người vây quanh người phụ nữ này hỏi han thì chị ta kể con gái bị bệnh nặng, giờ ra đây lại bị kẻ gian móc mất 5 triệu đồng chữa bệnh. Chị An lúc đó cũng muốn lại gần, nhưng phải xếp hàng đưa con vào phòng khám nên chỉ quan sát từ xa. Một lúc sau, chẳng ai thấy người phụ nữ kia đâu, còn các chị em lúc vây quanh mụ này đều tá hỏa vì phát hiện ra ví và điện thoại đã bị mất, có người bị rạch nát cả túi. Hóa ra, giả vờ bị móc túi là "văn bẩn" của đám đạo chích, trong khi các chị em thương cảm hỏi han thì kẻ gian thản nhiên "hành sự". Chiêu này tuy cũ, thế mà vẫn khiến nhiều chị em mắc mưu, đến khi phát hiện ra thì chúng đã cao chạy xa bay khỏi viện rồi.
Để tránh bị móc trộm ở bệnh viện:
- Chị em không đem theo nhiều tiền mặt, điện thoại đắt tiền vào bệnh viện. Giấy tờ nên để ở cốp xe, không để trong túi xách.
- Điện thoại nên cất ở túi quần hơn là túi áo, không cất trong túi xách vì rất dễ bị móc túi.
- Thấy những người không có con, cháu nhỏ đi cùng thì chị em không nên tiếp xúc gần.
- Khi chờ đến lượt khám, chị em nên bắt chuyện với người ngồi bên cạnh, để túi xách ở giữa hai người. Kẻ trộm sẽ khó có cơ hội móc cắp.
- Nếu va vào ai đó, ngay lập tức nên đứng cách xa người đó ra.
- Nếu ai nhờ mượn điện thoại có việc khẩn cấp, nên tự bấm số và gọi cho người đó. Không nên đưa điện thoại cho người lạ.
- Nếu kẻ trộm cố tình đụng vào em bé để đánh lạc hướng, chị em nên tình bĩnh, cầm đồ đạc rồi dỗ con.
Chị Hà Anh, nhân viên một công ty chứng khoán vẫn không khỏi phẫn uất kể lại chuyện bị kẻ gian lợi dụng móc túi khi đưa con gái vào Bệnh viện Nhi khám bệnh.
“Hôm đó, con gái sốt cao, chồng mình lại đi công tác Thái Lan, một mình lật đật đưa con lên viện Nhi khám. Đến nơi, ngồi chờ đến lượt khám, có kẻ đi qua lén cấu vào chân con gái , con khóc ré lên. Trong lúc mình loay hoay dỗ con, thì kẻ trộm đã lợi dụng trộm mất ví và chiếc Iphone. Lúc ấy quả thật rất chán nản, con thì sốt cao, mẹ thì vừa lo vừa hoang mang. Sau đó mình còn bị mẹ chồng nhăn nhó, khó chịu vì bất cẩn. Đến hôm sau, mượn tạm máy điện thoại của mẹ chồng cũng bị móc mất lúc đi mua cháo cho con. Giờ nhớ lại chuyện đó vẫn cảm thấy kinh hoàng”
Cổng bệnh viện Nhi luôn trong tình trạng đông đúc nhộn nhạo, khiến "đạo chích" lợi dụng để móc túi rất dễ dàng
Cũng bị móc mất điện thoại ở bệnh viện Nhi, chị Trường Giang, giảng viên của một trường Đại học ấm ức kể lại: “Con mình bị ngã sái cổ chân, vì nó không nói nên đến lúc mẹ biết thì đã sưng to. Vợ chồng mình vội vàng đưa con vào viện, thì bị một kẻ giả là người nhà của bệnh nhân nào đó chạy theo xuýt xoa, có ý giúp mình dìu thằng bé vì con mình không đi vững được. Tưởng gặp người tốt, ai ngờ chỉ một lát sau, chị ta đột ngột chạy mất hút. Dìu con đến được phòng khám rồi mở túi ra đã thấy mất điện thoại.”
Một đôi vợ chồng thất thểu kiểm lại túi, sau khi vừa bị móc mất điện thoại
Còn chị Thanh, nhân viên một công ty bảo hiểm tư nhân trên đường Nguyễn Trãi, ngao ngán kể lại: “Đang trên đường đi làm thì chị giúp việc gọi điện báo thằng bé nhà mình bị đau bụng dữ dội. Vội vàng quay trở về đưa con đi bệnh viện, túi xách tài liệu, hồ sơ cả laptop cũng mang theo. Vào bệnh viện người đông, có kẻ đi qua giả vờ va vào người mình, đang bế con, con lại không ngừng kêu đau nên mình lúng túng. Hắn ta liền nhanh tay kéo khóa túi đựng laptop, lấy cắp ví tiền và laptop. Tài liệu dữ liệu của công ty cũng bị mất theo. Thực sự lúc đó đầu mình muốn nổ tung, con thì đang đau nữa chứ!”.
Ở trên là một trong rất nhiều trường hợp chị em bị mất cắp ở bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Nhi hoặc khoa Nhi ở những bệnh viện khác. Dù nhiều chị em đã đề phòng nhưng vẫn ở trong tình trạng mất lúc nào không hay. Rất nhiều mánh khóe móc trộm được kẻ gian bày ra, nhưng hầu như đến lúc bị mất rồi, chị em mới biết là mình bị gài bẫy. Ác hơn, nhiều trường hợp bố mẹ thẫn thờ, bàng hoàng khi nhận được tin xấu về bệnh tình của con mình, lợi dụng tâm trạng “như người mất hồn” của họ đã có nhiều kẻ gian cuỗm luôn ví, điện thoại.
Khi đứng xếp hàng ở quầy bán thuốc, cũng rất dễ bị móc trộm đồ
Điện thoại di động là thứ dễ bị mất cắp nhất ở bệnh viện, bởi điện thoại nhỏ nhẹ, chị em đưa con đi khám thường hay có thói quen rút máy ra gọi cho người này người nọ để hỏi han. Kẻ trộm quan sát thấy được nên luôn trực chờ sơ hở để móc trộm.
Con bị bệnh là cả nhà đưa đi khám, khiến cho bệnh viện Nhi hoặc Khoa Nhi lúc nào cũng ở trong tình trạng đông đúc quá tải, vì thế mà nhiều kẻ gian trà trộn vào ăn cắp một cách dễ dàng. “Những hôm bệnh viện đông người bệnh đến khám là y như rằng phải có 6, 7 người mất đồ, phổ biến nhất là mất điện thoại. Thậm chí, đã có nhiều người bị mất cả xe máy vì để chìa khóa xe, vé xe trong ví.” – Bác Hòa, người đã chăm cháu trai bị ung thư được gần một năm ở Bệnh viện Nhi cho biết.
“Những lúc bị mất cắp như vậy, vừa lo cho con đang ốm, vừa tức và xót xa cho cái số đen đủi của mình. Đã mất một lần, lần khác dù đã dặn lòng cảnh giác rồi nhưng vẫn bị móc đồ. Thành ra tôi lúc nào cũng canh cánh sợ bị móc trộm mỗi khi đến bệnh viện.” – Chị Hồng Hạnh, người mất đến chiếc điện thoại thứ 3 ở trong bệnh viện than thở.
"Đạo chích" thường trà trộn vào những khu vực đông người như thế này để móc túi
Chị Hoài An, trú tại phố Tôn Đức Thắng - HN kể, một lần đưa con vào viện Nhi khám, chị chứng kiến một người phụ nữ quê mùa ôm chiếc túi vải cũ kỹ đứng khóc trông rất đáng thương. Mọi người vây quanh người phụ nữ này hỏi han thì chị ta kể con gái bị bệnh nặng, giờ ra đây lại bị kẻ gian móc mất 5 triệu đồng chữa bệnh. Chị An lúc đó cũng muốn lại gần, nhưng phải xếp hàng đưa con vào phòng khám nên chỉ quan sát từ xa. Một lúc sau, chẳng ai thấy người phụ nữ kia đâu, còn các chị em lúc vây quanh mụ này đều tá hỏa vì phát hiện ra ví và điện thoại đã bị mất, có người bị rạch nát cả túi. Hóa ra, giả vờ bị móc túi là "văn bẩn" của đám đạo chích, trong khi các chị em thương cảm hỏi han thì kẻ gian thản nhiên "hành sự". Chiêu này tuy cũ, thế mà vẫn khiến nhiều chị em mắc mưu, đến khi phát hiện ra thì chúng đã cao chạy xa bay khỏi viện rồi.
Để tránh bị móc trộm ở bệnh viện:
- Chị em không đem theo nhiều tiền mặt, điện thoại đắt tiền vào bệnh viện. Giấy tờ nên để ở cốp xe, không để trong túi xách.
- Điện thoại nên cất ở túi quần hơn là túi áo, không cất trong túi xách vì rất dễ bị móc túi.
- Thấy những người không có con, cháu nhỏ đi cùng thì chị em không nên tiếp xúc gần.
- Khi chờ đến lượt khám, chị em nên bắt chuyện với người ngồi bên cạnh, để túi xách ở giữa hai người. Kẻ trộm sẽ khó có cơ hội móc cắp.
- Nếu va vào ai đó, ngay lập tức nên đứng cách xa người đó ra.
- Nếu ai nhờ mượn điện thoại có việc khẩn cấp, nên tự bấm số và gọi cho người đó. Không nên đưa điện thoại cho người lạ.
- Nếu kẻ trộm cố tình đụng vào em bé để đánh lạc hướng, chị em nên tình bĩnh, cầm đồ đạc rồi dỗ con.