Chỉ ăn 1 món trong bữa cơm, người phụ nữ "vỡ dạ dày", ung thư

Mỹ Diệu,
Chia sẻ

Ăn quá nhiều món ăn này, người phụ nữ nhận kết quả chẩn đoán ung thư tuyến tụy.

Bác sĩ Lin Xianghong, giám đốc Phòng khám Quản lý Sức khỏe Dân quyền Hexin của Đài Loan (Trung Quốc), đã chia sẻ trường hợp này trên mạng xã hội. Theo đó, một phụ nữ 50 tuổi không hút thuốc hay uống rượu, không mắc bệnh mãn tính hay tiền sử gia đình. Tuy nhiên, bà cảm thấy khó chịu và căng thẳng trong cơ thể, nhất là phần bụng trên trong thời gian gần đây. Bà còn đột nhiên sụt 9kg. Kết quả nội soi dạ dày sơ bộ cho thấy dạ dày của bà "vỡ nhẹ". Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng hơn là khi siêu âm và chụp cắt lớp thêm cho thấy có một cái bóng dài 4cm trên tuyến tụy của người phụ nữ, bị nghi ngờ là ung thư tuyến tụy.

Chỉ số khối u của người phụ nữ CA19-9 đạt hơn 200, gấp 7 lần giá trị bình thường, tức người phụ nữ đang bị ung thư tuyến tụy giai đoạn giữa và cuối. Và vì khối u khá lớn và gần với mạch máu, nếu không thể mạo hiểm phẫu thuật, người phụ nữ chỉ có thể sử dụng hóa trị trước, hy vọng khối u sẽ thu nhỏ lại.

Chỉ ăn 1 món trong bữa cơm, người phụ nữ "vỡ dạ dày", ung thư - Ảnh 1.

Bác sĩ Lin Xianghong cũng cho biết, ước tính người phụ nữ này đã bắt đầu có khối u từ một năm trước, nhưng bà chỉ nhận được kết quả khám sức khỏe cơ bản mà không làm kiểm tra chuyên sâu nên không phát hiện ra điều gì. Ông tin rằng nếu người phụ nữ đó có nhận được siêu âm nội soi tuyến tụy và sàng lọc ung thư tuyến tụy chính xác vào thời điểm đó thì có khả năng người ta đã phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu.

Được biết, ung thư tuyến tụy được phát hiện và phẫu thuật sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể tăng lên 80%.

Về lý do tại sao người phụ nữ không hút thuốc hay uống rượu, không mắc bệnh mãn tính hay tiền sử gia đình mà vẫn mắc bệnh ung thư tuyến tụy, bác sĩ Lin Xianghong tin rằng nguyên nhân có liên quan đến việc bệnh nhân thiếu vận động và đặc biệt thích ăn thịt, bà ăn quá nhiều và hầu như chỉ ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn trong các bữa cơm hàng ngày.

Thịt đỏ được WHO xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư cho con người (nhóm 2A). Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ 76g thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 20% so với chỉ tiêu thụ khoảng 21g mỗi ngày.

Bởi vì những loại hóa chất có hại trong thịt đỏ (thịt bò, cừu, heo, trâu...) làm suy yếu hoạt động của tế bào và tăng nguy cơ ung thư. Chất haem là một sắc tố đỏ được tìm thấy tự nhiên trong thịt đỏ. Nó có thể làm suy yếu các tế bào, và khiến vi khuẩn trong cơ thể sản xuất các hóa chất độc hại gây bệnh ung thư. Nên tốt nhất là không nên ăn quá 70g thịt đỏ mỗi ngày dù thích đến đâu.

Trong khi đó, xúc xích, thịt bò khô, lạp xưởng, dăm bông… được xếp vào nhóm những loại thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã đưa ra báo cáo về các loại thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt.

Theo cơ quan này, thịt đã qua chế biến là thịt đã được biến đổi qua quá trình ướp muối, xử lý, lên men, hun khói hoặc các quy trình khác để tăng hương vị hoặc cải thiện khả năng cũng như thời gian bảo quản. Cắt giảm thịt chế biến sẵn trong khẩu phần ăn sẽ có thể trực tiếp cắt giảm các hợp chất có khả năng gây ung thư, giảm lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể.

Nguồn và ảnh: HK01

Chia sẻ