Chi 350 triệu đặt cọc khách sạn 5 sao cho đám cưới con trai, chưa đến ngày cặp đôi đã chia tay, nữ doanh nhân nhất quyết đòi lại toàn bộ tiền cọc
Vừa buồn vì đám cưới con trai bị hủy bỏ, nữ doanh nhân còn vô cùng tức giận khi không thể lấy lại số tiền đặt cọc khổng lồ.
Nữ doanh nhân đặt trước tiệc cưới cho con
Bà Lý, ở Trung Quốc là một nữ doanh nhân rất quyền lực trong giới kinh doanh. Bà đặc biệt quan tâm đến cuộc hôn nhân của con trai mình, bởi đó không chỉ là 1 sự kiện trọng đại của gia đình mà còn là dịp để bà thể hiện địa vị xã hội của mình. Khi con trai đưa bạn gái về nhà ra mắt bà vui mừng vô cùng. Người mẹ giàu có háo hức đến mức bắt đầu lên kế hoạch tổ chức đám cưới.
Từ việc chọn khách sạn đến việc mời khách, bà Lý đều muốn mọi thứ thật hoàn hảo và sang trọng nhất. Để đám cưới của con trai trở nên đặc biệChưa đént khó quên, bà đã đặc biệt chọn một khách sạn rất sang trọng và đặt cọc 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng) để có sảnh tiệc cưới ưng ý cho đám cưới của con trai vào 1 năm sau. Bên cạnh đó, bà Lý cũng gấp rút chuẩn bị rất nhiều thứ để tổ chức đám cưới con trai như trang phục, nhà cửa…
Tuy nhiên, không ai ngờ rằng ngay khi đám cưới đã chuẩn bị gần xong, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến ngày cưới thì con trai và bạn gái lại xảy ra xích mích. Bà Lý rất lo lắng, cố gắng khuyên giải 2 con, nhưng đôi trẻ không thể làm hòa. Cuối cùng, cặp đôi quyết định chia tay.
Sự việc này khiến bà Lý đau buồn và lo lắng. Cuộc hôn nhân của con trai bà đã bị hủy. Phải làm gì với bao nhiều hàng hóa bà chuẩn bị cho đám cưới, và nhất là số tiền đặt cọc 100.000 NDT đặt cọc khách sạn tổ chức tiệc cưới?
Sau khi suy tính các đầu việc có thể xử lý, bà Lý đã đến khách sạn yêu cầu hủy đặt chỗ và muốn hoàn lại tiền đặt cọc. Tuy nhiên, phía khách sạn từ chối yêu cầu này của bà. Đây là một khách sạn sang trọng và có nhiều người mong muốn đặt trước dịch vụ. Tuy nhiên, vì bà Lý đã đặc cọc trước nên họ đã từ chối rất nhiều khách hàng khác. Khi sự kiện đám cưới nhà bà Lý bị hủy bỏ, khách sạn phải chịu tổn thất không nhỏ. Vì thế, số tiền đặt cọc được cấn trừ để đền bù tổn thất đó.
Tuy nhiên, bà Lý rất tức giận. Con trai bà không làm đám cưới nữa, bà đã hủy bỏ dịch vụ trước, tại sao bà phải chịu chi phí thuê khách sạn, chịu tổn thất của khách sạn.
Phía khách sạn đã giải thích rất nhiều và chỉ chấp nhận hoàn lại 1/10 số tiền đặt cọc - tương đương với 10.000 NDT. Họ nói rằng, trong quy định của khách sạn đã ghi rõ, không thể thay đổi, thương lượng.
Tuy vậy, bà Lý không chấp nhận và đã tìm luật sư để mong khách sạn có thể hoàn lại được nhiều tiền hơn.
Ai có lý?
Theo luật sư, vấn đề chính trong trường hợp này là 100.000 nhân dân tệ mà bà Lý trả trước cho khách sạn được coi là tiền đặt cọc hay tiền ứng trước. Điều này lại phụ thuộc vào việc hợp đồng họ đã ký được viết như thế nào. Nếu trong hợp đồng ghi rõ 100.000 tệ là tiền đặt cọc, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của các bên nếu vi phạm hợp đồng, thì khách sạn sẽ chỉ hoàn lại 10.000 tệ, điều này là hợp lý.
Tuy nhiên, nếu 100.000 nhân dân tệ thực sự là khoản tạm ứng chứ không phải tiền đặt cọc thì việc hoàn trả số tiền đó hay không và số tiền bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nội dung hợp đồng quy định về việc vi phạm hợp đồng.
Trong trường hợp này, khách sạn cho biết họ đã mất 90.000 nhân dân tệ do cô Li hủy đặt phòng. Lập luận này có thể không có cơ sở. Đặc biệt, xét đến việc bà Lý hủy đặt phòng trước 1 tháng, khách sạn hoàn toàn có đủ thời gian để tìm khách khác thuê sảnh tiệ.
Sau nhiều vòng thảo luận, hòa giải, bà Lý và khách sạn vẫn không đạt được thỏa thuận. Bà Lý cảm thấy khách sạn nên hoàn lại toàn bộ số tiền đặt cọc 100.000 nhân dân tệ cho cô và khách sạn sẽ hoàn lại tối đa 10.000 nhân dân tệ. Bà Lý cho biết bà sẽ kiện ra tòa để có thể đòi các quyền lợi của mình. Vụ việc vẫn chưa được ngã ngũ.
Tuy nhiên, đây là 1 bài học cho mọi người khi đặt bút ký kết bất cứ hợp đồng mua bán, thuê dịch vụ nào cũng cần hiểu rõ các điều khoản, trách nhiệm và quyền lợi của mình để tránh những rắc rối phát sinh.
Theo Baidu