Chết khiếp "lò" sản xuất ô mai siêu bẩn
Nguyên liệu để làm ô mai được ngâm trong những bể nước đen ngòm, nổi đầy váng và bốc mùi chua đến ớn lạnh.
Trong vai một người có nhu cầu mua ô mai bán buôn, chúng tôi tìm đến phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội, một trong những địa chỉ sản xuất quả tiền ô mai (quả ngâm muối) có tiếng ở Hà Nội.
Và ở đây, chúng tôi đã có cơ hội mục sở thị tận mắt những bể ngâm quả tiền ô mai đang bốc mùi, nước đọng đen ngòm. Đó chính là “lò” sản sinh ra những hộp ô mai ngon mắt vẫn được bày bán công khai trên thị trường.
Và ở đây, chúng tôi đã có cơ hội mục sở thị tận mắt những bể ngâm quả tiền ô mai đang bốc mùi, nước đọng đen ngòm. Đó chính là “lò” sản sinh ra những hộp ô mai ngon mắt vẫn được bày bán công khai trên thị trường.
Khi chúng tôi hỏi đường vào nơi chuyên sản xuất quả tiền ô mai, bác H, một người dân sống gần đó vội xua tay: “Vào chỗ làm ô mai đó mất vệ sinh lắm. Nói thật, nhà có con nhỏ cũng thích ăn mấy thứ quà vặt như thế nhưng gần như chẳng mấy khi tôi dám mua về. Trời nắng hay trời mưa đều bốc mùi cực kì khó chịu”.
Theo quan sát của chúng tôi, chỗ đặt hố, bể ngâm nguyên liệu làm ô mai là một bãi đất khá rộng, nằm ngay phía bên vệ đường. Có rất nhiều hố xi măng và một bãi đất trống để phơi ô mai.
Chanh ủng, bốc mùi vẫn là nguyên liệu để chế tạo thành ô mai
Khi biết chúng tôi có ý định mua ô mai bán buôn, một công nhân đang làm việc nói với giọng đầy vẻ khó chịu: “Không bán, không có. Ở đây người ta không ai làm ô mai cả. Làm ô mai lỗ to nên giờ người ở đây bỏ không làm nữa”, trong khi tay vẫn thoăn thoắt bốc những quả chanh ủng vàng trên xe đẩy bỏ xuống hố ngâm ngay gần đó.
Hoa quả để làm ô mai được chất đầy trên những chiếc xe kéo đã cũ kĩ, gỉ sét chở từ nơi khác đến “tập kết” bên bể ngâm. Phần đông số hoa quả này được thu mua từ các chợ đầu mối về (số nhiều là các quả đã bị hỏng, dập, úng). Người làm không hề mang cả găng tay lao động mà cứ thế bốc hoa quả cho thẳng xuống bể.
Phía dưới bể, 2 người đàn ông mình trần đang vừa “làm vệ sinh” bể, vừa chuẩn bị cho hoa quả vào bể ngâm. Các bể ngâm đa phần đều đục vàng bốc mùi chua lòm. Khi chúng tôi đến đúng lúc trời đang mưa, vì thế, các bể ngâm này càng thêm phần ẩm thấp, bẩn thỉu và nhếch nhác. Các hố ngâm đều được che bằng tấm lợp xi măng, xung quanh chất đầy bao tải đất lẫn cát đã rách nát.
Bể ngâm quả tiền ô mai được "bao phủ" bởi cỏ dại, rác xen lẫn bao tải đất cát
Dễ nhận thấy, hầu hết số quả chanh được mang đến chuẩn bị cho vào bể ngâm đều trong tình trạng ủng vàng, đã chảy nước. Thậm chí không ít trong số đó đã thối rữa dập nát, lên mùi chua mốc. Tuy nhiên, dưới bàn tay tài hoa “nhào nặn” của những nhân công chế biến như thế này thì số hoa quả tưởng như bỏ đi đó lại trở thành món ô mai hấp dẫn trong mắt người mua.
Về giá thành quả ngâm mặn để làm ô mai, một chủ cơ sở sản xuất tại đây cho hay mơ muối có giá dao động từ 16-18.000 đồng/kg; sấu muối là 12.000 đồng/kg; chanh muối từ 12-13.000 đồng/kg.
Thậm chí năm ngoái có đợt xuống chỉ còn 7-8.000 đồng/kg quả "tiền" ô mai. Nếu khách đặt làm ngọt, giá mỗi cân ô mai sẽ thêm 2.000 đồng/kg, như sấu mặn giá 12.000 đồng/kg thì làm ngọt là 14.000 đồng/kg…
Thậm chí năm ngoái có đợt xuống chỉ còn 7-8.000 đồng/kg quả "tiền" ô mai. Nếu khách đặt làm ngọt, giá mỗi cân ô mai sẽ thêm 2.000 đồng/kg, như sấu mặn giá 12.000 đồng/kg thì làm ngọt là 14.000 đồng/kg…
Qua tìm hiểu, được biết quy trình chế biến ô mai rất đơn giản. Nguyên liệu để làm ô mai sẽ được ngâm thẳng xuống những hố nước muối đen ngòm mà không cần qua công đoạn rửa nước.
Sau đó công nhân dùng bao tải cát xen lẫn đất đá, rác, cỏ dại hoặc là tấm bạt đậy lên để bắt đầu quá trình ủ. Sau một thời gian, hoa quả ngấm muối thì sẽ được vớt ra mang đi phơi. Qua công đoạn phơi khô là gần như đã hoàn thành, chỉ cần đóng gói vào bao.
Sau đó công nhân dùng bao tải cát xen lẫn đất đá, rác, cỏ dại hoặc là tấm bạt đậy lên để bắt đầu quá trình ủ. Sau một thời gian, hoa quả ngấm muối thì sẽ được vớt ra mang đi phơi. Qua công đoạn phơi khô là gần như đã hoàn thành, chỉ cần đóng gói vào bao.
Các cửa hàng bán ô mai ở Hà Nội sau khi nhập hoa quả mặn từ đây về sẽ thông qua một số công đoạn như làm ngọt, xào đường, trộn gừng… Mỗi bao tải ô mai sẽ được người bán san ra thành các gói nhỏ, đóng kèm thêm nhãn mác, ngay lập tức “hô biến” thành ô mai “sạch” đưa đi tiêu thụ.
Khó ai có thể hình dung đây là "lò" sản xuất ô mai
Nếu có hỏi người bán, người tiêu dùng cũng chỉ nhận được câu trả lời chung chung, đại khái kiểu như: “Hàng ngon, hàng chất lượng, khách hàng cứ yên tâm”. Tuy nhiên, nếu có cơ hội tận mắt chứng kiến những hố ô mai nồng nặc mùi hoa quả được ngâm trong những bể nước mặt nổi đầy váng như thế này thì chắc hẳn ai nấy đều rùng mình.
Còn những ai tò mò hỏi kĩ thì có khi còn được ăn “ô mai chửi” miễn phí. Sau một hồi lân la ở các khu chợ để tìm hiểu về nguồn gốc của ô mai, chúng tôi đã gặp phải tình huống tương tự. Đến khi đi rồi, vẫn còn văng vẳng sau lưng tiếng cằn nhằn của người bán: “Mua không mua thì biến, bày đặt này nọ. Hàng này ô mai chất lượng, người ta vẫn mua ăn đầy có sao đâu”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặt hàng ô mai bán trong chợ Đồng Xuân hiện được chào bán với giá từ 30-70.000 đồng/kg, giá tại các cửa hàng khu vực phố cổ khác rẻ nhất cũng phải 150.000 đồng/kg. Còn ở những quầy hàng tạp hóa nhỏ lẻ giá mềm hơn, thì cũng trên dưới 50.000 đồng/kg.
Nếu được chứng kiến quá trình sản xuất kinh hoàng này thì chắc hẳn nhiều người sẽ phải đặt câu hỏi về thực hư chất lượng của những sản phẩm ô mai đóng mác “xịn” như thế này.