Cháy chùa Phổ Quang Phú Thọ khiến người dân xót xa, bảo vật quốc gia 800 năm tuổi có tổn hại?

Diệp Anh,
Chia sẻ

Sáng 23/10, ngôi chùa gần 800 tuổi tọa lạc tại xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ bốc cháy ngùn ngụt.

Ngay khi đám cháy bùng phát lớn, mọi người trong chùa cũng như người dân xung quanh lấy nước dập lửa nhưng bất thành. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng phòng cháy chữa cháy điều động xe nước cùng các chiến sĩ đến hiện trường, khoảng 1 giờ sau, đám cháy cơ bản được khống chế. 

Chùa Phổ Quang gần 800 năm tuổi bốc cháy vào trưa ngày 23/10. Video: Lệ Thủy

Chùa Phổ Quang được khởi dựng từ thời Trần, theo kiểu chữ Công lợp ngói, hai cấp chùa. Chùa cấp trên chiều ngang 10m, dọc 7m có 3 gian. Chùa cấp dưới chiều ngang 16m, dọc 13.5m gồm 5 gian.

Hai tấm bia đá ở chùa có một tấm được tạo năm 1628 cho biết, chùa từng bị hư hỏng, được các vị Tín quan, Phú Xuyên hầu Nguyễn Hiếu Dũng, Sĩ phủ Nguyễn Văn Vị cùng khoảng 70 vị hội chủ hưng công tổ chức trùng tu vào năm 1626. Các tòa thượng điện, thiêu hương, tiền đường, hậu đường, tam quan... đều được tu bổ đẹp đẽ. Tấm bia còn lại tạo năm 1634, có khắc bài thơ Đường luật 8 câu của Phạm Sư Mạnh năm 1377 nói về việc đi kinh lý ở vùng này - trích Sách Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (Hà Nội, 1993).

Chùa lưu giữ được nhiều cổ vật như tượng Phật, bệ thờ, văn bia, kết cấu gỗ… trải dài từ thời Trần, Lê, Nguyễn. Rất tiếc nhiều thứ đã trở về với cát bụi sau đám cháy vào trưa 23/10. Ảnh: Nguyễn Đại Đồng

Theo cuốn Địa chí Vĩnh Phú văn hóa dân gian vùng đất Tổ, chùa được ông bà Nguyễn Chiên và Nguyễn Nạp quyên góp tạo dựng vào ngày 20 tháng Hai năm Đinh Mão (1386).

Chùa Phổ Quang được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia, theo Quyết định số 92-VHTT/QĐ năm 1980 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Chùa còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị, đặc biệt là bệ đá hoa sen thờ Phật từ thời Trần có họa tiết chạm khắc độc đáo, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021. Bệ đá có chiều ngang 3.2m, rộng 1.23m, cao 1.05m làm bằng 52 phiến đá xanh ghép lại để tôn trí 3 pho tượng Tam thế ở chính điện.

Di tích thời Trần còn lại hiện nay là một bệ đá có chiều ngang 3.20m, rộng 1.23m, cao 1.05m, làm bằng 52 phiến đá xanh ghép lại, để tôn trí ba pho tượng Tam Thế ở chính điện.

Thông tin với báo chí, ông Ngô Đức Sáu, Phó chủ tịch UBND huyện Lâm Thao, cho biết bảo vật quốc gia làm bằng đá nên không bị ảnh hưởng nhiều sau vụ cháy. Tuy nhiên, hệ thống tượng bị hư hại, lực lượng chức năng đang kiểm kê và điều tra nguyên nhân cháy.

Chia sẻ