Cháu trai 4 tuổi bị ngộ độc nặng sau khi ăn món rau bà nội nấu: Cảnh báo nhận diện dấu hiệu đặc biệt ở loại rau rất quen thuộc có thể chứa độc tố, phải cẩn trọng khi ăn

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Sau khi ăn, cả ông bà lẫn cháu trai 4 tuổi này đều cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, cơ thể vô cùng khó chịu. Trong đó, tình trạng của em bé là nghiêm trọng nhất, mặt mũi tái nhợt, xanh xao và bị ngất xỉu.

Thời gian gần đây, hàng loạt trang tin tức của Trung Quốc đưa tin về trường hợp của cậu bé 4 tuổi (Hải Ninh, Chiết Giang) nhập viện cấp cứu sau khi ăn món bầu xào.

Theo thông tin gia đình chia sẻ, vào buổi trưa xảy ra sự việc, bà nội cháu bé có xào một đĩa bầu để ăn. Sau khi ăn, cả ông bà lẫn cháu trai 4 tuổi này đều cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, cơ thể vô cùng khó chịu. Trong đó, tình trạng của em bé là nghiêm trọng nhất, mặt mũi tái nhợt, xanh xao và bị ngất xỉu. Gia đình liền đưa bé đến Bệnh viện trung tâm thành phố Hải Ninh, Chiết Giang để cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã can thiệp kịp thời trước khi tình trạng cháu bé tiến triển quá nặng.

Cháu trai 4 tuổi bị ngộ độc nặng sau khi ăn món rau của bà nội, cảnh báo những loại rau quen thuộc có chứa độc tố, phải cẩn trọng khi ăn - Ảnh 1.

Bé 4 tuổi nhập viện cấp cứu sau khi ăn món bầu xào của bà nội. (Hình minh họa).

Theo lời của bà nội, khi nấu ăn bà thấy quả bầu có vị đắng nhưng vẫn sử dụng để nấu ăn vì suy nghĩ rằng nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hết vị đắng, hơn nữa ai cũng nghĩ rằng rau càng đắng lại càng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên theo các bác sĩ, vị đắng cũng có thể là dấu hiệu của rau chứa "độc tố", nếu ăn sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Cháu trai 4 tuổi bị ngộ độc nặng sau khi ăn món rau của bà nội, cảnh báo những loại rau quen thuộc có chứa độc tố, phải cẩn trọng khi ăn - Ảnh 2.

Do dùng bầu đắng để xào, bà nội vô tình khiến cháu trai nhập viện.

Các bác sĩ ở Bệnh viện trung tâm thành phố Hải Ninh cho biết, cháu bé 4 tuổi bị ngộ độc nặng do phần nhựa đắng trong quả bầu. Các quả bầu, bí thường chứa cucurbitacin. Cucurbitacin thường được loại bỏ tuy nhiên do thụ phấn chéo và một số yếu tố khác làm tăng mức độ cucurbitacin trong trái cây hoặc rau quả.

Trong trường hợp bình thường, ăn một chút cucurbitacin sẽ không gây hại cho cơ thể. Nhưng nếu bạn vô tình ăn quá nhiều thì phản ứng ngộ độc sẽ xảy ra như buồn nôn, nôn, tình trạng nặng sẽ gây suy hô hấp, tuần hoàn, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương chức năng gan và thận, thậm chí gây tử vong.

Trước đây, đã từng có trường hợp 2 người phụ nữ sống tại Pháp bị ngộ độc khi ăn bí ngô do ăn phải bí ngô có vị đắng. Sau đó, họ phải đi viện cấp cứu do triệu chứng rụng tóc, nôn mửa, tiêu chảy...

Ngoài quả bầu, bí ra, còn có một số thực phẩm chứa nhựa đắng cucurbitacin như: bí đỏ, bí xanh, dưa chuột, dưa vàng và bí vàng....

Vậy khi ăn bầu, bí cần làm gì để phòng ngừa ngộ độc?

Dù vậy, chúng ta vẫn nên tiếp tục sử dụng bầu, bí vì đây là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng nếu sử dụng đúng cách. Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc, mỗi gia đình nên nhớ:

- Khi ăn bầu, bí mà nhận thấy vị đắng thì nên loại bỏ chúng ngay lập tức, cố tình ăn có thể gây ngộ độc.

- Nếu chẳng may ăn phải những món rau có vị đắng và có triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy... nên tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.

- Khi chế biến bất cứ loại rau nào, đặc biệt là bầu và bí đều nên nấu chín thật kỹ trước khi ăn.

- Không tùy tiện ăn trái cây hay rau củ mọc dại bởi nhiều loại rau dại chứa hàm lượng cucurbitacin rất cao.

Cháu trai 4 tuổi bị ngộ độc nặng sau khi ăn món rau của bà nội, cảnh báo những loại rau quen thuộc có chứa độc tố, phải cẩn trọng khi ăn - Ảnh 4.

Bầu, bí là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng nếu sử dụng đúng cách.

- Người có lá lách và dạ dày yếu, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt... tuyệt đối phải tránh tất cả các loại rau có vị đắng.

Vị đắng đôi khi là dấu hiệu của độc tố có trong rau nhưng không phải loại rau nào đắng cũng không tốt. Các loại rau đắng mà bạn nên ăn đó là mướp đắng, rau cải cúc, rau diếp xoăn, rau ngải cứu... những loại rau này không chỉ nuôi dưỡng và trẻ hóa làn da, chống táo bón mà còn cải thiện giấc ngủ rất hiệu quả.

(Nguồn: Sohu, Aboluowang)

Chia sẻ