Cháu gái muốn lấy chồng Mỹ, người bà "hét" sính lễ 400 triệu, đối phương từ chối: "Ở Mỹ chỉ cần mời ăn một bữa là kết hôn rồi"
Sự khác biệt văn hóa giữa phương Tây và phương Đông suýt khiến một chuyện tình không thể đi đến bến bờ hôn nhân.
Hôn nhân là chuyện đại sự, ở Trung Quốc, muốn kết hôn thì cẩn phải có sính lễ, đó là một phong tục xưa. Tuy nhiên, các cuộc hôn nhân xuyên biên giới ít nhiều sẽ có phát sinh một số mâu thuẫn vì sự khác biệt về văn hóa và phong tục giữa 2 bên. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Lộ Lộ và chàng trai quốc tịch Mỹ tên Đại Hùng đang quen nhau khá lâu và đang muốn tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, về vấn đề sính lễ, 2 bên gia đình đã không đạt được sự đồng thuận. Trong khi nhà gái khăng khăng đòi sính lễ thì Đại Hùng kiên quyết từ chối chi thêm khoản tiền này.
Bà của Lộ Lộ cho biết: Bà đề nghị sính lễ 120 nghìn NDT (gần 400 triệu VND) nhưng cháu rể tương lai không đồng ý. Bà giảm xuống còn 66 nghìn NDT (gần 220 triệu VND), anh ta vẫn không chấp nhận, anh nói phải theo nề nếp ở Mỹ, không cần sính lễ chỉ cần mời đối phương đi ăn là có thể kết hôn rồi.
Người bà cho rằng, gia đình đã nuôi Lộ Lộ từ nhỏ đến lúc đi học tiểu học, cấp 2, cấp 3 rồi đến đại học tốn biết bao nhiêu chi phí.
Đại Hùng chia sẻ: "Nếu sau này Lộ Lộ nói ông bà hoặc người thân cần giúp đỡ thì tôi chắc chắn sẽ giúp. Nhưng nếu đưa ra sính lễ 66 nghìn NDT thì không được. Các thanh niên Trung Quốc khi kết hôn có thể bỏ ra 66 nghìn NDT sính lễ, thậm chí là 100 nghìn, 200 nghìn là vì họ được bố mẹ cho tiền, bản thân bọn họ chẳng có đồng nào. Còn tôi chỉ được mẹ cho 5000 USD (gần 116 triệu VND), phải mua nhà, phải đãi khách ăn uống... chúng tôi không đủ tiền cho sính lễ nữa".
Trước câu nói này, người bà đã "hạ giá": "Vậy thì cậu đưa 6,6 nghìn tiền sính lễ là được rồi, chỉ làm theo phong tục thôi". Nhưng đối phương vẫn một mực từ chối: "Vấn đề không phải là 66 nghìn NDT hay 6,6 nghìn NDT mà ở Mỹ không có chuyện sính lễ khi cưới. Nếu bà không có tiền thì bọn con sẽ chi trả phí sinh hoạt cho bà. Kết hôn là chuyện của 2 người, sao lại như mua bán hôn nhân vậy?..."
Trước sự cố chấp của đối phương, bà của Lộ Lộ buộc phải xuống nước vì hạnh phúc của cháu gái. Bà chỉ cần Đại Hùng chuẩn bị các phong bì đỏ trong ngày hôn lễ. Cuộc hôn nhân xuyên biên giới này may mắn đã có thể tiến hành, nhưng với nhiều trường hợp tương tự, không ít gia đình không thể vượt qua sự khác biệt văn hóa này.
Nguồn: Sohu