'Chấp nhận bản thân': Điều đơn giản nhưng chẳng mấy ai làm được
Tự nhận thức là vũ khí sắc bén để phá vỡ sương mù lạc lối. Khó khăn ở chỗ chúng ta phải đối mặt với con người thật sự.
Trong cuộc sống, không ít người nói: "Tôi không biết mình thích gì, cũng không biết bản thân có thể làm được những gì, càng không biết phải làm gì trong tương lai".
Nhiều người lại nói: "Tôi cảm thấy bản thân thật vô dụng, gì cũng không biết"...
Song, mỗi người chúng ta sẽ dựa trên cảm xúc của riêng mình và đánh giá của người khác để trả lời câu hỏi "Tôi là người như thế nào".
Thông qua suy nghĩ sâu sắc và quan sát bản thân, chúng ta phát hiện mình sợ nghe những lời không hay từ người khác và không thể nhìn thấy điểm mạnh của chính mình, do đó rơi vào sự tự nhận thức sai lầm.
Trên thực tế, chúng ta có xu hướng dễ dàng đánh giá thấp và chối bỏ bản thân. Sự tự nhận thức đúng đắn mới có thể giúp chúng ta thoát khỏi vòng lặp "Tôi không biết tôi...".
1. Đừng sợ người khác nói mình không tốt
Đối diện với nhận xét của người khác, chúng ta thường có tâm lý mong đợi và lo lắng. Muốn biết mình trong tâm trí người khác như thế nào, song cũng sợ để lại ấn tượng không tốt với họ.
Đôi khi, ngay cả khi đối phương cho chúng ta lời khen tốt đẹp, nhưng bản thân vẫn sẽ nghi ngờ: “Bạn nói thật chứ? Hay chỉ là khách sáo?”.
Tuy nhiên, ít ai nhận ra một điều: Con người trời sinh tự yêu bản thân. Chúng ta càng có khuynh hướng cho rằng mình là tốt, một khi người khác nói mình không tốt, loại cảm giác này sẽ bị sụp đổ, sau đó nghĩ cách sửa chữa và bài xích.
Tình huống này hầu như ai cũng mắc phải, chỉ là mỗi người có biểu hiện không giống nhau mà thôi.
Chúng ta đều biết rằng bản thân đều có ưu điểm và nhược điểm, do đó thử cố gắng chấp nhận chúng, không theo đuổi sự hoàn hảo.
Hãy dung dị với nhận xét và đánh giá của người khác, mỉm cười và chấp nhận. Cảm thấy hợp lý thì cố gắng thay đổi, không phù hợp với bản thân thì xem nó như lời đóng góp thiện chí.
2. Thừa nhận cái tốt của bản thân
Chúng ta luôn hy vọng được người khác khen mình. Đến khi nhìn nhận lại bản thân, nhiều người không thể tìm thấy ưu điểm, từ đó không dám thừa nhận mình tốt đẹp đến đâu.
Người xưa nói: "Tự mãn ắt tổn hại, khiêm tốn tự thu lợi". Chúng ta vô tình xem khiêm tốn là sự tự phủ định, bất kể đạt được bao nhiêu thành tựu cũng không nỡ khen mình lấy một câu.
Đáng sợ hơn, đôi khi chúng ta mù quáng so sánh với người khác, khi nhìn thấy ai đó tốt hơn lại cho rằng mình chưa đủ cố gắng.
Dần dần, chúng ta quen với việc tự chối bỏ chính mình.
Lắm lúc, chúng ta không có một tiêu chuẩn chính xác cho "tốt", từ đó dễ dàng so bì với những người xuất sắc, nhưng lại bỏ qua quá trình họ phấn đấu từ “không tốt” cho đến “xuất sắc”.
Và thế là chúng ta chỉ biết nhìn thấy những điều không tốt ở bản thân, từ đó hủy hoại chính mình.
Khi đã quen với việc tự chối bỏ, chúng ta sẽ vô thức bỏ qua những điều khiến bản thân tốt đẹp. Thậm chí khi người khác nhận xét mình đang làm tốt, chúng ta cũng không thể tin được, hoặc nghĩ rằng làm tốt là điều tầm thường ai cũng làm được.
Trên thực tế, chỉ khi biết thừa nhận những ưu điểm của chính mình và tin rằng mình có thể làm tốt hơn, mới sinh ra sự can đảm để đối mặt khó khăn lớn hơn.
3. Thừa nhận chính mình
Mỗi người đều có ưu điểm xen lẫn khuyết điểm.
Phải biết chấp nhận nhận xét tiêu cực của người khác, cũng như dũng cảm thừa nhận ưu điểm của mình. Như vậy, mới có thể nhận thức khách quan hơn về bản thân.
Nhờ đó, chúng ta mới biết mình giỏi làm gì, muốn làm gì, khai thác ra tiềm năng và khát vọng, phá vỡ những lo lắng về "Tôi không biết tôi...".
Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể nhận thức đúng về bản thân? Đó chính là dám trải nghiệm và đối mặt với những điều xảy ra biết trước.
Tự nhận thức là vũ khí sắc bén để phá vỡ sương mù lạc lối. Khó khăn ở chỗ chúng ta phải đối mặt với con người thật sự.
Khi lấy hết can đảm để thực hiện bước đầu tiên, bạn có thể sẽ phát hiện thực tế không tệ như mình nghĩ, vậy mà trước đó bản thân đã vô tình phủ nhận mọi thứ.
Nguồn: Zhihu