Chào xuân bằng... cave

,
Chia sẻ

Năm hết Tết đến, không ít nhóm nhậu, sau khi giải quyết cái đói cho dạ dày, đã tìm cách “đổi món”. Và cave là một trong những “món” được yêu thích nhất.

Nhàn cư vi bất thiện

Anh Ưng bao biện cho thói quen thường tìm đến cave trong dịp Tết. Theo anh, anh và nhóm bạn vốn không thích đánh bạc, càng không thích lượn lờ, đánh bóng mặt đường. Cả lũ chỉ có thú vui lớn là ăn nhậu. Mà Tết ngày rộng tháng dài, ăn nhậu vài bữa thì chán, không nuốt nổi nữa. Mà ở nhà với các bà vợ, đưa lũ vịt trời đi chúc Tết họ hàng càng chán hơn. Thế là anh em lại tụ tập giải sầu bằng cách “thưởng thức cave”.

Anh Ưng hài hước, nhân viên ngành nghề nào đến Tết cũng nghỉ ngơi xơi nước. Chứ các em cave, nếu nghỉ nhưng có khách gọi đến là đi ngay nên chẳng sợ thiếu hàng. Hơn nữa, nhóm anh đi được vài năm rồi nên trở thành khách quen. Có kế hoạch cứ thông báo, các em út sẽ ưu tiên xếp lịch giờ đẹp.

Tết đến, các nhà nghỉ nhỏ lẻ cũng đóng cửa khá nhiều nhưng chẳng khó để tìm ra địa điểm lý tưởng cho cuộc hoan lạc. Tết mà, anh Ưng và các bạn sẵn sàng chi mạnh tay hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, số tiền bỏ ra thuê phòng không đáng bao nhiêu vì 5 anh cùng … chung một phòng. Chẳng có gì khó hiểu, anh Ưng kể, đánh lẻ đi cave thì thường thôi. Ngày bình thường, các anh thường xuyên đánh lẻ. Thế nên ngày Tết, phải làm thế nào cho xôm tụ mới vui. Thế là các anh “chơi hàng” tập thể. Thông thường, cả 5 anh gọi cho 2 hoặc 3 em cùng một lúc. Các em chiều 5 anh mệt nghỉ thì thôi.

Thanh niên máu me đã đành, đằng này nhiều cụ già trong không khí lâng lâng đầy cảm xúc của ngày Tết cũng bỗng dưng nổi hứng muốn làm… đàn ông. Ông Tị răng đã móm mém, rụng nửa hàm, trong lúc ăn bánh chưng, uống rượu với ông Tửu – người bạn chí cốt, ông thở dài ngao ngán: “Bao năm chịu chết rồi, bà nhà tôi cũng chịu. Thế mà tự dưng tôi… thèm mới lạ ông ạ”.

Ông Tửu bỗng dưng mắt sáng như sao. Bắt trúng sóng, hai ông hấp háy bàn tính. Sau bao gương mặt được đề cử, ông Tị chọn cô Lý xinh xắn nhất nhì làng và cũng có tiếng lẳng lơ. Học xong cấp 3, cô nói đi buôn. Lúc nào về làng cũng mắt phấn môi son thơm lừng từ đầu xóm. Đùn đẩy nhau mãi, cuối cùng anh Tị phải giữ chức ngoại giao. Nhà cô Lý cửa đóng then cài. Đứng chờ hơn nửa tiếng, cô Lý mở cửa, một chàng thanh niên tóc nhuộm xanh, nhuộm đỏ đi ra với vẻ mặt hí hứng. Ông Tị nhìn theo chàng thanh niên mà thòm thèm. Chắc ông đang ước mình trẻ lại mấy chục tuổi.

Thấy khuôn mặt hau háu của ông Tị, cô Lý “bắt sóng” được ngay. Cô chỉ lắc đầu ngao ngán. Biết cô Lý đã “bắt sóng”, ông Tị mạnh dạn hẳn lên. Nhưng ông sững người đi khi nghe cái giá mà cô Lý hét: “Một nửa chỉ”. “Những nửa chỉ cơ à?” Ông Tị bần thần. Cô Lý chỉ cười khanh khách: “Vâng thưa cụ, đấy còn là tiền nhỡ chẳng may cháu phải đưa cụ đi bệnh viện”.

“Đã là thằng đàn ông tiếc gì nửa chỉ”. Ông Tửu chắc như đinh đóng cột. Ông Tị về… ăn trộm nửa chỉ của vợ. Ông Tửu trả ông chỉ ¼ chỉ vàng bằng tiền mặt. Thế là Tết này, hai ông được nếm mùi gái trẻ. Nhưng cũng chỉ nếm được một lúc thôi, sức già có hạn.

Cái giá phải trả

Mấy năm qua, nhóm bạn của anh Ưng đi chung cave, có năm dùng bao cao su, có năm không dùng nhưng chẳng có vấn đề gì xảy ra. Năm ngoái, 5 chàng vẫn dùng bài cũ, vẫn đi “hàng quen”. Không muốn giảm bớt cảm xúc, anh Ưng đề nghị vứt bỏ “áo mưa”. Dẫu sao cũng là hàng quen, sợ gì chứ. Em cave hết sức can ngăn nhưng sau hồi nhậu nhẹt, anh nào cũng hăng máu nên bỏ qua lời khuyên chí tình chí lý của em “hàng quen”.

Em hàng quen thì quen thật. Nhưng điều đó không có nghĩa năm trước em không bệnh thì năm nay – sau 365 ngày tiếp đủ các loại khách, em vẫn tiếp tục không bệnh. Sau bữa tiệc hoan lạc đầu năm không lâu, anh Ưng thấy ngứa ngáy, khó chịu lắm. Giữa chốn đông người, mỗi lần cơn ngứa, cơn khó chịu kéo đến, anh phải nhăn mặt, gồng tay, co chân. Vô tình, anh phát hiện ra 4 tay bạn kia cũng có triệu chứng y hệt anh.

Lo sợ, anh gọi cả hội đến họp mắt rồi đi khám. Lậu! Cả 5 anh cùng mắc lậu. 4 anh còn lại nhảy dựng lên đổ lỗi cho anh Ưng tự dưng lại đề xuất cái vụ chơi gái làm khổ lây cả hội. Trách thì trách thế cho .. an ủi thôi chứ thực ra anh nào cũng biết lỗi của mình không nhỏ tí nào.

Tệ hại hơn, không chỉ 5 anh dính lậu. 5 cô vợ của 5 anh cũng dính nốt. Anh Ưng khóc đứng khóc ngồi không biết về thú tội với vợ như thế nào. Rồi hai người còn phải đi chữa nữa chứ. Lấy hết can đảm, cuối cùng anh cũng cất lời, vợ anh tái xanh mặt. Cô yên lặng rồi nhảy chồm chồm lên. Cô xỉa xói anh, dùng những từ ngữ ghê rợn nhất gán cho anh. Kích động hơn, cô còn cầm ghế đập phá bàn, đập vào tất cả những gì… khó vỡ nhất để đập. Anh Ưng chỉ dám ngồi im chịu trận: “Mình mà làm gì nó điên lên đập chết cả mình” – Anh tâm sự với bạn bè như thế.


Cave không phải là "hàng" dành riêng cho cánh thanh niên máu me, nhiều cụ già trong không khi Tết lâng lâng cũng "nổi hứng"...

Anh Ưng chỉ bị vợ lên cơn đập phá, mắng mỏ, còn anh Túy, một người bạn trong nhóm của anh Ưng thậm chí còn bị vợ nằng nặc đòi ra tòa. Cô không bao giờ chấp nhận một ông chồng lăng loàn. Lăng loàn đã đáng trách lắm rồi, đằng này lăng loàn mà không biết cách bảo vệ vợ con, gia đình thì càng đáng trách hơn. Chị chỉ miệt thị: “Ngu lắm, đi cave mà không biết dùng bao cao su. Có ăn có học mà thế à?”.

Không bị mắc bệnh gì nhưng ông Tị cũng được một phen xấu hổ với cà xóm làng. Vợ ông Tị và mấy bà trong nhóm buôn dưa nên rất ghét cô Lý mắt xanh mỏ đỏ. Hễ cứ trông thấy cô là các bà lại xôn xao bàn tán, lườm nguýt rẻ bỉu. Cô Lý tỏ ra không quan tâm nhưng chắc trong lòng cũng thù oán lắm. Một lần, cô Lý đi ngang qua, các bà xôn xao: “Sao lại có cái loại người thích khoe vú thế”.

Chẳng phải vừa, cô Lý cố tình nói  to với “đồng nghiệp” bên cạnh: “Cụ Tị răng rụng hết mà khỏe đáo để mày ạ. Lại còn chịu chơi nữa chứ. Nửa chỉ có ít gì đâu”.

Vợ ông Tị nghe thấy thế máu ngay lập tức dồn lên mặt. Xâu chuỗi các sự kiện bà phát hiện ra sự thật. Đợt Tết vừa rồi, bá mất nửa chỉ vàng, tra hỏi mãi mà lũ con chẳng đứa nào chịu nhận. Thế là bà kết luận trộm lấy mất vàng của bà. Bà đâu nghĩ ông dám làm việc tày trời này.

Định nhảy vào “vạc mặt con đĩ” cho bõ tức nhưng bà nghĩ có đòi nó cũng không trả, lại xấu mặt  chồng. Bà đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Về đến nhà bà mới nổi cơn tam bành, nọc ông Tị cho một trận nên thân. Thằng con trai im re, không dám vào cứu bố. Làm sao nó dám khi mẹ đang mắng bố nó vì cái tội Tết không chịu chúc họ hàng mà tòm tem với cave. Nó cũng như bố mà.

Theo Eva
Chia sẻ