Chấn động "tình một đêm" của bậc đế vương

Tú Linh (TH),
Chia sẻ

Cuộc sống chốn thâm cung của vua chúa Việt Nam luôn gây tò mò cho hậu thế.

Chúa Trịnh Sâm có khoảng 400 bà vợ, nhưng nổi tiếng chỉ có 3 người, gồm: Chính phi Hoàng Thị Khoan (Ngọc Khoan), Quý phi Dương Thị Ngọc Hoan và Tuyên phi Đặng Thị Huệ.

Theo sử sách, bà Dương Thị Ngọc Hoan là người làng Long Phúc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), không có tài sắc gì, nhưng được ái phi của Chúa Trịnh Doanh đưa vào làm cung tần của Trịnh Sâm.

Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi: "Sau khi vào cung, Dương Thị Ngọc Hoan vẫn ngày đêm sống cô quạnh. Bỗng một đêm, bà nằm mơ thấy vị thần đem cho tấm tranh có vẽ đầu rồng. Bà không hiểu đó là điềm gì, đem hỏi viên quan là Khê trung hầu. Khê trung hầu biết chắc là điềm sinh thánh".
 
Hôm sau, khi Chúa Trịnh Sâm cho vời cung tần Ngọc Khoan vào hầu, Khê trung hầu cố ý giả nghe lầm, đưa ngay Ngọc Hoan đến. Thấy bà, Chúa có vẻ không thích, nhưng đã gọi đến, không nỡ đuổi ra và miễn cưỡng ái ân cho xong việc. Sau đó, Chúa gọi Khê trung hầu vào trách mắng. Khê trung hầu cúi đầu tạ tội, đoạn thuật rõ đầu đuôi chuyện Ngọc Hoan nằm mơ cho Chúa nghe. Chúa nín lặng không nói sao cả.

Bà Ngọc Hoan trải qua tình một đêm với Chúa, liền có thai ngay (Ảnh minh họa)

Bà Ngọc Hoan trải qua "tình một đêm" mặn nồng với Chúa, liền có thai ngay. Đến kỳ, bà sinh ra một bé trai, tên Trịnh Khải (còn có tên khác là Trịnh Tông). 

Tương tự, có rất nhiều tư liệu dân gian khẳng định rằng, đại thần phụ chính của nhà Nguyễn - Nguyễn Văn Tường (1824-1886) chính là kết quả mối tình một đêm của Vua Thiệu Trị với người con gái đẹp đất Quảng Trị.
 
Cuốn Hương giang cố sự có đoạn cho biết: "Năm ấy đức Minh Mạng đi tuần du Quảng Trị, có đem Tường Khánh Công (tức vua Thiệu Trị sau này) đi theo. Ở hành cung Quảng Trị, thấy một người con gái đẹp đi ngang, gọi vào 'dùng', sau đó Công theo phụ hoàng trở lại Huế, không ngờ người con gái ấy có thai và đã sinh ra Nguyễn Văn Tường. Khi sinh còn, bà mẹ đã nói sự thật, nên Nguyễn Văn Tường lấy họ vua để đi thi".

Tác giả Lê Tiến Công (Báo Bình Dương) trích lời ông Tôn Thất Hào, cháu ngoại của Công nữ Như Khuê (công chúa Đoan Thuận), cũng khẳng định, cụ Tường là con của vua Thiệu Trị.

Theo ông Hào, vì là con hoang nên cụ Tường không được mang họ Nguyễn Phước, song vì Thiệu Trị biết rõ là con mình nên vẫn gửi tiền cho ăn học. Vì thế, khi nộp đơn thi Hương, cụ Tường bỏ họ Nguyễn Văn và tính lấy họ vua.

Tuy nhiên, sách Đại Nam thực lục lại ghi: "Nhâm Dần, Thiệu Trị năm thứ 2, mùa thu tháng 7, trong danh sách tú tài trường Thừa Thiên có người tên là Nguyễn Phước Tường, vua ghét dùng họ nhà vua, sai cắt bỏ nên trong sổ tú tài, đổi làm Nguyễn Văn Tường và giao cho Viện Đô sát trị tội". Hậu quả, Nguyễn Văn Tường bị tội đồ một năm, học quan ở tỉnh, phủ, huyện, quan Quốc tử giám, quan trường...

Đến nay, việc tại sao Nguyễn Văn Tường có phải là con rơi của Vua Thiệu Trị và tại sao dùng họ vua để đi thi vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Cũng là kết quả của cuộc "tình một đêm", theo sử sách, khi sống trong cung, cung nữ Hoàng Thị Cúc (tức Từ Cung Thái hậu sau này) đã nhanh chóng "lọt" vào mắt xanh của Hoàng tử Bửu Bảo, con trai cả của bà Tiên Cung. Lúc đó Hoàng tử đã có vợ là con gái của đại quan đầu triều Trương Như Cương, nhưng cả hai người sống với nhau lâu mà không có con.
 
Cụ thể, trong một lần vào thỉnh an Mẫu hậu, Hoàng tử Bửu Bảo đã "tư thông" với Hoàng Thị Cúc và kết quả là vị cung nữ mang thai.

Một số tài liệu cho biết, triều thần trên dưới rõ như ban ngày rằng, Phụng Hóa Công mắc căn bệnh bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông, nên việc cung nữ Hoàng Thị Cúc có được "giọt máu rồng" đã gây xôn xao dư luận trong cung. 

Bà Tiên Cung và Thánh Cung đã nhiều lần tra khảo, thậm chí ép bà Hoàng Thị Cúc phải nằm úp bụng bầu xuống đất và đánh, bắt bà phải khai đó là thai của ai và tại sao lại dám đặt điều. Tuy nhiên, bà Hoàng Thị Cúc vẫn một mực khẳng định con của Bửu Bảo và là kết quả của một lần "gần gũi"...
 
Sử sách ghi: Đó là năm 1913, bà Hoàng Thị Cúc sinh ra công tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Năm 1916, Phụng Hóa Công Bửu Bảo được tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Khải Định. Bà Hoàng Thị Cúc lúc đầu chỉ được phong Tam giai Huệ Tân và sau là Nhị Giai Huệ Phi (năm 1918).
Chia sẻ