Cha mẹ mù quáng cho con ăn chay, bé gái 19 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng, co giật và cân nặng chưa được 5kg

TL,
Chia sẻ

Một cặp vợ chồng người Úc đã cho con gái mình ăn theo một chế độ thuần chay bảo thủ. Điều này diễn ra trong 19 tháng để rồi cuối cùng con gái họ bị lên cơn co giật và phải nhập viện.

Ăn uống kiểu thuần chay là lựa chọn của một số người. Không thể nói rằng kiểu ăn uống này có hại hay không bởi bất cứ thứ gì cũng có tính 2 mặt, nếu thực hiện đúng thì vẫn đem lại lợi ích sức khỏe.

Trẻ con là đối tượng cần được bổ sung đủ dinh dưỡng đến phát triển và trưởng thành. Các chuyên gia dinh dưỡng không khuyến khích việc cho trẻ ăn chay, nhất là ăn chay trong một khoảng thời gian quá dài và lượng dinh dưỡng chúng nhận được chủ yếu chỉ từ trái cây và rau quả.

Vậy mà một cặp vợ chồng người Úc đã cho con gái mình ăn theo một chế độ thuần chay bảo thủ chỉ bao gồm yến mạch với dầu ô liu, sữa gạo, rau, gạo, khoai tây, đậu phụ và trái cây. Điều này diễn ra trong 19 tháng để rồi cuối cùng con gái họ bị lên cơn co giật và phải nhập viện vào hồi tháng 3 năm 2018.

Theo báo cáo trên CNN, Nine News, bệnh viện đã tiến hành một số xét nghiệm và kết quả cho thấy bé gái bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Bé được đưa vào viện với tình trạng da tái nhợt, bàn tay và bàn chân lạnh, lượng đường trong máu thấp và cơ bắp teo tóp. Nếu như một bé gái 19 tháng tuổi nặng trung bình 10,8kg thì bé gái này chỉ nặng 4,89kg và trông chỉ như bé 3 tháng tuổi. Bé cũng không có răng, xương rất mỏng, đặc biệt là còn chưa được tiêm phòng và không nhận được bất kì sự chăm sóc y tế nào kể từ khi sinh.

Thẩm phán Huggett của Tòa án quận Sydney Sarah Huggett tuyên bố rằng chế độ ăn thuần chay của em bé là hoàn toàn không phù hợp với sự phát triển của cô bé, do vậy, cha mẹ bé đã bị buộc tội và phải cải tạo 18 tháng, lao động công ích 300 giờ vì tội bỏ bê con.

be-gai-an-chay-5

Người mẹ bị kết tội bỏ bê con, bắt con ăn chay 19 tháng.

Sau đó, bé gái được đưa tới cho người khác chăm sóc. Người chăm sóc bé cho biết, cô bé không thể ngồi dậy, không thể nói bất cứ lời nào, không thể tự ăn, tự chơi đồ chơi hay là tự lăn lộn trên giường.

"Đứa trẻ này bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, thiếu cân và thiếu cân đối, không phát triển đúng với các cột mốc phù hợp với lứa tuổi", thẩm phán Huggett nói.

Tuy nhiên, vị thẩm phán này cũng cho biết rằng, nguyên nhân cha mẹ khiến bé trở nên như vậy không phải là do ác ý mà tại thời điểm đó, mẹ của bé đã phải đối mặt với căn bệnh trầm cảm và cô tin rằng chế độ ăn thuần chay là tốt cho con gái mình.

Khi được áp dụng chế độ ăn kiêng bình thường vào tháng 4 năm 2018 và được hỗ trợ thêm, bé gái đã nhanh chóng bắt đầu mọc răng. Hiện tại, cô bé đã được 3 tuổi, được người thân chăm sóc và có những tiến bộ rõ rệt. Cô bé đã được tiêm phòng và đang trải qua liệu pháp trị liệu bằng giọng nói và vật lý trị liệu, theo Seven News đưa tin.

be-gai-an-chay-7

Đầu bếp nổi tiếng Pete Evans, người dẫn chương trình My Kitchen Rules.

Phát biểu về trường hợp khủng khiếp này, đầu bếp nổi tiếng Pete Evans cho rằng thật sai lầm khi cấm trẻ ăn thịt. Tác giả sách dạy nấu ăn và là người dẫn chương trình My Kitchen Rules kêu gọi mọi người hãy sử dụng ý thức thông thường, đặc biệt là khi nói đến chế độ ăn uống của trẻ em: "Nếu bạn chọn ăn chế độ ăn dựa trên thực vật khi trưởng thành thì đó là lựa chọn của bạn và hãy chọn nó cho bạn, nhưng xin vui lòng và sáng suốt với những lựa chọn về việc bạn cho con mình ăn gì".

Cảnh báo về chế độ ăn chay cho trẻ em

Nghiên cứu của Đại học Cardiff ở Wales năm ngoái đã kết luận việc chỉ cho trẻ nhỏ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật không phải là điều lý tưởng. Nghiên cứu cho thấy, ngay cả một chế độ ăn thuần chay đa dạng cũng có khả năng gây ra một loạt các vấn đề cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh.

Vào tháng 5 năm nay, Học viện Y học Hoàng gia Bỉ đã đưa ra một ý kiến rằng ăn chay cho trẻ em là việc không có đạo đức vì rất khó để cho trẻ ăn một chế độ ăn thuần chay cân bằng.

Giáo sư Georges Casimir, người viết báo cáo này cho biết: Khi chúng ta còn nhỏ, cơ thể sản xuất tế bào não. Điều này tức là cơ thể trẻ có nhu cầu protein và axit béo thiết yếu cao hơn. Cơ thể không sản xuất chúng, nó phải được đưa vào thông qua protein động vật. Nếu không được cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng này có thể dẫn đến chậm phát triển về tâm lý, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu đáng kể. Thậm chí, trẻ không thể phát triển đúng với mốc phát triển cụ thể trong cuộc sống.

be-gai-an-chay-8

Vào năm 2015, một tòa án ở Ý đã ra lệnh cho một người mẹ nấu thịt cho con trai mình sau khi cha của cậu bé phàn nàn rằng cô ta đã làm hại anh ta bằng cách hạn chế ăn thịt. Cũng tại Ý, một cặp vợ chồng mất quyền nuôi con 14 tháng tuổi sau khi các bác sĩ tin rằng chế độ ăn thuần chay đã dẫn đến việc con của họ bị thiếu chất dinh dưỡng cơ bản, làm tình trạng tim bẩm sinh không liên quan trở nên xấu đi.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về sự phù hợp của chế độ ăn thuần chay cho trẻ em.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ tuyên bố: Mặc dù đã có báo cáo về trường hợp trẻ em không phát triển mạnh hoặc thiếu hụt cobalamin (vitamin B12) khi theo chế độ ăn thuần chay, nhưng đây là những trường hợp ngoại lệ hiếm gặp.

Nhiều chuyên gia đã kết luận một cách độc lập rằng chế độ ăn thuần chay có thể an toàn bởi trẻ sơ sinh và trẻ em mà không ảnh hưởng đến dinh dưỡng hoặc tăng trưởng và với một số lợi ích sức khỏe đáng chú ý.

Phó chủ tịch điều hành của PETA (People for the Ethical Treatment of Animal) Tracy Reiman nói với news.com.au rằng chế độ ăn chay thuần chay đúng cách của người lành mạnh hơn một gói với đồ ăn vặt. Cô Reiman còn nói thêm rằng, trẻ em ăn chế độ ăn thuần chay thích hợp, giàu rau xanh, đậu, đậu, ngũ cốc, hạt, trái cây, và các loại hạt - tức là chứa đầy vitamin, khoáng chất và canxi ít có nguy cơ bị ung thư như ăn các loại thịt chế biến.

be-gai-an-chay-9

Cho dù vẫn là vấn đề tranh cãi, nhưng rõ ràng quan điểm sau của Hiệp hội Ăn kiêng (Dietitians) của Úc được rất nhiều ủng hộ: Hiệp hội Ăn kiêng (Dietitians) của Úc cảnh báo chế độ ăn thuần chay không nên cho trẻ em trong những năm đầu đời, thay vào đó khuyến cáo trẻ em trong độ tuổi này nên ăn các sản phẩm từ sữa và trứng.

Đối với trẻ lớn hơn, chế độ ăn thuần chay được lên kế hoạch cẩn thận có thể bền vững với các chất bổ sung vitamin B12 và D, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Chia sẻ