Từ bỏ ăn chay sau gần 20 năm gắn bó, dù nói rằng mình khỏe đẹp hơn nhưng cách ăn uống sau đó của bà mẹ này lại bị các nhà khoa học phản đối gay gắt

TH,
Chia sẻ

Nicole Carter, 44 tuổi, tâm sự rằng, sức khỏe của cô ngày càng đi xuống trong suốt nhiều năm theo đuổi chế độ ăn chay, bắt đầu từ khi mới 18 tuổi.

Thời điểm quyết định ăn chay, Nicole tin rằng, đó là quyết định tốt nhất cho sức khỏe bản thân cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Chế độ ăn chay mà Nicole áp dụng gồm các thực phẩm toàn phần, rau ăn lá, các loại quả mọng, nước ép trái cây tươi. Cô tự trồng rau và nói không với đường, đồ uống có cồn.

Nhưng sức khỏe của cô gái đến từ California (Mỹ) dần suy giảm. Nói về những ngày tháng ăn chay của mình, nữ chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe (health coach) thổ lộ: "Ban đầu, tôi thấy rất ổn. Nhưng sau đó thì vô cùng mệt mỏi. Hệ miễn dịch của tôi đã bị phá hỏng và các hormone không còn vận hành một cách phù hợp nữa. Tôi gặp đủ mọi vấn đề sức khỏe khác nhau".

Nicole Carter, 44 tuổi, tâm sự rằng, sức khỏe của cô ngày càng đi xuống trong suốt nhiều năm theo đuổi chế độ ăn chay, bắt đầu từ khi mới 18 tuổi.

Ngoài các triệu chứng như đau khớp, trạng thái lo âu, trầm cảm, năng lượng luôn ở mức thấp, mất ngủ, táo bón và nhiều vấn đề về tiêu hóa, Nicole còn tiết lộ, cô bị rụng tóc, mệt mỏi và tình trạng phát triển quá mức của nấm candida - một loại nấm trong cơ thể có thể dẫn tới vô số vấn đề sức khỏe nếu không được kiểm soát, ví dụ nấm âm đạo.

Một căn bệnh nữa mà Nicole mắc phải trong thời gian ăn chay là viêm tuỵ do sỏi mật gây ra. Đây là một bệnh phức tạp thường gặp khi sỏi mật chặn ống mở của tuỵ. Kết quả là vào năm 2006, Nicole có cuộc phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Tháng 9 năm 2012 (sau 19 năm ăn chay), cô được chẩn đoán bị viêm loét đại tràng - một căn bệnh gây nhiều đau đớn.

Trong cơn tuyệt vọng, Nicole Carter đã thử mọi thứ để nỗ lực khỏe lên. Cô sử dụng thực phẩm chức năng tự nhiên với hi vọng tăng cường sinh lực. Nhưng chẳng cách nào hiệu quả.

Từ bỏ ăn chay sau gần 20 năm gắn bó, dù nói rằng mình khỏe đẹp hơn nhưng cách ăn uống sau đó của bà mẹ này lại bị các nhà khoa học phản đối gay gắt - Ảnh 2.

Nicole bắt đầu đặt niềm tin vào chế độ ăn thịt sau khi đọc về tác dụng tích cực cải thiện sức khỏe của chế độ ăn này.

Sau đó, Nicole đọc một tài liệu về Amber O'Hearn - người từng tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn toàn thịt suốt 10 năm để điều trị chứng rối loạn tâm trạng – dù không rõ rối loạn đó thực sự là gì. Một năm sau, Nicole bắt đầu đặt niềm tin vào chế độ ăn thịt sau khi đọc về tác dụng tích cực cải thiện sức khỏe của chế độ ăn này.

Kể từ khi chuyển sang ăn thịt đỏ (468g/ngày), Nicole khẳng định rằng, các triệu chứng viêm loét đại tràng của cô đã giảm. Bà mẹ 2 con còn phát hiện cân nặng của mình từ 59kg lúc ăn chay giảm còn 54kg sau khi ăn thịt trở lại. Trong khi đó, cô không thay đổi bất cứ điều gì trong chế độ tập luyện.

Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn nhiều thịt cũng không đảm bảo cung cấp đủ những vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Hiện tại, vẫn không dùng đường và đồ uống có cồn, Nicole thường bắt đầu ngày mới bằng cà phê với kem. Bữa trưa là bữa đầu tiên của cô và gồm 453g thịt. Bữa tối, cô ăn khoảng 226g thịt, đôi khi ăn thêm thịt lợn muối và trứng. Cô uống cà phê, nước và nước có ga.

Nicole mô tả chế độ ăn toàn thịt cực kỳ giàu dưỡng chất và khẳng định nó loại bỏ những thực phẩm ảnh hưởng tới đường ruột của người, ví dụ chất xơ.

Chia sẻ về chế độ ăn của mình trên Instagram, Nicole Carter thậm chí gợi ý rằng, mọi người nên ăn ít rau đi.

Chia sẻ về chế độ ăn của mình trên Instagram, Nicole Carter thậm chí gợi ý rằng, mọi người nên ăn ít rau đi.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, chế độ ăn nhiều thịt cũng không đảm bảo cung cấp đủ những vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn này có mối liên hệ với bệnh ung thư, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh tim. Hơn nữa, chất xơ lại được khuyên dùng để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2 và ung thư đại tràng.

Các nhà khoa học nói rằng, lựa chọn đúng đắn nhất vẫn là một chế độ ăn cân bằng kết hợp 5 nhóm thực phẩm chính và 5 khẩu phần trái cây – rau để cơ thể hấp thụ phong phú các loại vitamin.

Chế độ ăn toàn thịt là gì và liệu nó có an toàn không?

Những người áp dụng chế độ ăn toàn thịt thường chỉ ăn thịt mà không ăn carbohydrate, rau, trái cây, ngũ cốc hay các loại quả hạch. Một số cũng dùng sản phẩm từ sữa và ăn cá.

Ban đầu, họ có thể cảm thấy khá hơn do loại bỏ đường và thực phẩm qua chế biến. Nhiều người cho biết, tâm trí trở nên sáng suốt hơn, tốc độ giảm cân nhanh hơn, thi đấu thể thao tốt hơn và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Nhưng xét trên việc các quan chức ngành y tế luôn cố gắng hướng chúng ta tới chế độ ăn gồm protein có nguồn gốc từ thực vật hơn vì lợi ích của cả sức khỏe lẫn vấn đề môi trường, cần xem xét nguy cơ tiềm ăn của chế độ ăn toàn thịt.

- Người áp dụng chế độ ăn toàn thịt bỏ lỡ chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin. Thiếu hụt những dưỡng chất này có thể ảnh hưởng tới miễn dịch, tiêu hóa, tuần hóa và chức năng nhận thức.

- Chế độ ăn thiếu chất xơ có thể dẫn tới táo bón, hơi thở có mùi và đau đầu.

- Mặc dù chỉ ăn thịt và chất béo có thể khiến bạn no hơn, trong thời gian dài hơn, chế độ ăn ít rau lại loại bỏ lượng lớn các vitamin và khoáng chất thiết yếu, như vitamin C và K.

- Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ từng liên quan tới ung thư đại tràng, ung thư ruột già, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tuỵ và ung thư tuyến tiền liệt.

- Khi nấu chín ở nhiệt độ vượt ngưỡng 300 độ F (gần 150 độ C), thịt sinh ra một số chất nhất định có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư – theo WHO.

- Lượng lớn thịt đỏ - và đôi khi là các sản phẩm từ sữa cũng như chất béo – có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia của Anh (NHS) nhấn mạnh: "Thịt đỏ - ví dụ, thịt bò, cừu, lợn – là nguồn cung cấp tốt các loại protein, vitamin, khoáng chất và có thể tạo thành một phần của chế độ ăn cân bằng. Nhưng ăn quá nhiều đỏ và thịt qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột già (đại trực tràng).

Đó là lý do tại sao những người ăn nhiều hơn 90g/ngày thịt đỏ và thịt qua chế biến (trọng lượng sau khi nấu) được khuyến nghị giảm xuống còn 70g/ngày bởi việc này giúp giảm nguy cơ ung thư ruột già.

Nguồn: Health.com và Mayo Clinic

Chia sẻ