Cha mẹ không được nói 9 câu này với con

Đông,
Chia sẻ

Bằng mọi giá, hạn chế nói 9 câu này với con trẻ nếu không muốn chúng bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề.

Hành trình trưởng thành của con, ở một góc độ nào đó, cũng chính là hành trình trưởng thành của cha mẹ. Trong quá trình dạy con, đôi khi những câu nói tưởng chừng như vô hại của phụ huynh lại gây sát thương mạnh đối với con trẻ.

Dưới đây là 9 câu cha mẹ không nên nói trước mặt con, nếu không sẽ gây ra những ảnh hưởng tâm lý nặng nề.

Câu 1: Mẹ không yêu con nữa đâu!

Hồi nhỏ chắc hẳn ai cũng từng nghe qua câu này phải không? Tâm lý học phát triển trẻ em chỉ ra, từ 6 tháng tuổi trẻ nhỏ đã bắt đầu có những biểu hiện lo âu phân ly rõ rệt. Sau 18 tháng tuổi, trẻ và cha mẹ sẽ hình thành mối quan hệ gắn bó tin tưởng lẫn nhau.

Mọi đe dọa, mọi dấu hiệu của sự không tôn trọng, bỏ rơi... đều gây ra tổn thương lớn đối với mối quan quan hệ cha mẹ - con cái. Đừng bao giờ xem thường điều này mà "ném" vào mặt con những câu nói lạnh tanh như vậy.

Cha mẹ không được nói 9 câu này với con- Ảnh 1.


Câu 2: Con có bị ngã đau không? Mẹ đánh chừa cái cửa này!

Vì không cẩn thận mà con không may đụng trúng vào cánh cửa, lúc này, cha mẹ ngay lập tức chạy đến, ôm lấy con rồi nói con đừng khóc mà, bố đánh chừa cái cửa này hay cái cửa hay hư thật, dám làm đau em bé của mẹ...

Đây là kiểu "giáo dục quy kết lỗi sai" điển hình.

1. Kiểu giáo dục "đổ lỗi" làm trầm trọng thêm tâm lý nạn nhân của trẻ em

Theo thời gian, những cảm xúc không được xử lý một cách đúng đắn này, sẽ len lỏi vào tiềm thức của trẻ, ngày càng khiến trẻ phát triển tâm lý "nạn nhân" khi quy tất cả vấn đề mà bản thân gặp phải là do người khác. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường giáo dục thế này sẽ khó có thể đối mặt với thực tế, hình thành nên nhận thức về nhân cách không lành mạnh.

2. Dập tắt cơ hội rút kinh nghiệm từ thất bại của trẻ

Cứ như vậy, trẻ sẽ lớn lên và liên tục vấp ngã. Việc té ngã đối với mọi đứa trẻ là điều hết sức bình thường, điều quan trọng nhất là sau mỗi lần ngã xuống, con có thể đứng lên. Và sau những lần đứng lên đó, con sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho mình.

3. Sai lầm trong việc hướng dẫn quan điểm sống của trẻ

Vậy, chúng ta có thể làm gì để an ủi trẻ?

Rất đơn giản thôi, cha mẹ hãy luôn giữ bình tĩnh, cho phép trẻ bộc lộ cảm xúc, đồng cảm của mình. Phụ huynh nên chú ý đến việc chuyển hướng, khích lệ khả năng suy nghĩ tích cực, để con được sai và sửa sai.

Cha mẹ không được nói 9 câu này với con- Ảnh 2.


Câu 3: Trẻ con phải tự tin lên, thử hát và múa xem nào!

Dù có muốn hay không, xin hãy tôn trọng ý muốn của trẻ. Lúc này, tôi muốn hỏi người lớn một câu: "Bạn có sẵn lòng nhảy một điệu hay hát một bài hát cho trẻ xem không?".

Câu 4: Bố/mẹ kiểu gì cũng tức giận

Trong tình huống này, đã xuất hiện hiện tượng truyền khẩu từ người này sang người kia. Khi trẻ làm sai điều gì, mọi người thường nói: "Để xem mình sẽ mách với bố/mẹ bạn như thế nào", "Cẩn thận lát bố/mẹ bạn về bạn sẽ bị ăn đánh cho mà coi",...

Phương pháp này ban đầu chỉ là muốn thiết lập uy quyền của người lớn, nhưng đối với trẻ, việc đe dọa một cách mù quáng như vậy chỉ dẫn đến 4 hậu quả:

1. Phá hủy hình ảnh của phụ huynh trong mắt trẻ;

2. Làm hỏng mối quan hệ cha mẹ - con cái;

3. Một khi thoát khỏi sự kiểm soát của phụ huynh, sẽ xuất hiện sự nổi loạn ở các mức độ khác nhau;

4. Sau sự kìm nén quá mức, trẻ sẽ trở thành một "quả bom nổ chậm", rồi sẽ bộc phát bất cứ lúc nào không hay.

Dù hậu quả là gì, tổn thương mà câu nói này mang lại cho trẻ là khó lòng có thể tưởng tượng được.

Câu 5: Con lớn rồi, phải nhường cho em nhỏ chứ!

Một câu nói đã hủy hoại cả hai đứa trẻ!

Hiểu rõ điều này, người lớn sẽ nhận ra, 2 đứa trẻ trên không cần sự công bằng ngang nhau, mà là sự công bằng không thiên vị. Việc mua một đôi giày đắt tiền không quan trọng, ai lớn ai nhỏ không quan trọng, điều quan trọng là ai cần đôi giày này hơn.

Mối tương tác giữa các trẻ thường được quyết định bởi thái độ của bố mẹ, học cách kiềm chế cảm xúc của mình, chấp nhận sự khác biệt của con trẻ và nói với chúng rằng tình yêu dành ai cũng đều như nhau.

Cha mẹ không được nói 9 câu này với con- Ảnh 3.


Câu 6: Can đảm lên nào!

Khi đến một đám đông hoặc nơi xa lạ, việc trẻ con cảm thấy sợ hãi và thu mình lại là điều hết sức bình thường. Đó là bản năng tự vệ của chúng.

Khi trẻ bước vào giai đoạn giao tiếp xã hội, để giúp trẻ vượt qua tâm trạng tự ti, nhút nhát, phụ huynh chỉ cần làm tốt 3 điều sau:

1. Cho trẻ thời gian;

2. Cho trẻ sự an toàn đầy đủ, làm cầu nối giữa thế giới bên ngoài và bản ngã của trẻ;

3. Thường xuyên đưa trẻ đến một số nơi công cộng, tham gia một số hoạt động có tính giải trí, nhưng không ép buộc trẻ phải thể hiện gì cả.

Câu 7: Con nhà người ta...

Đối với mỗi đứa trẻ, điều kiêng kỵ nhất là gì? Chẳng phải là khen ngợi con cái người khác trước mặt chúng sao? Đúng ra là mỗi đứa trẻ đều phải xứng đáng được khen ngợi chứ?

Tất nhiên, có một số phụ huynh biết được lợi ích của việc khen ngợi, nhưng họ không biết làm thế nào để khen? Thật ra, điều quan trọng không phải là nghệ thuật khen ngợi, mà sự khen ngợi phải xuất phát từ trái tim chân thành.

Việc khen ngợi trẻ, chẳng phải là một việc tự nhiên sao?

Cha mẹ không được nói 9 câu này với con- Ảnh 4.


Câu 8: Con nhìn xem bố/mẹ phải...

Lần đầu tiên trở thành cha mẹ, ngoài niềm vui, tâm trạng mà nhiều phụ huynh cảm nhận được chính là sự hoài nghi khi không biết mình có làm tốt không?

Nói thật, sau khi có con, thời gian của chúng ta bị co hẹp lại đáng kể. Dù sao đi nữa, điều quan trọng nhất là mỗi bậc phụ huynh phải cảm thấy hạnh phúc trước đã, chứ không phải coi nó là trách nhiệm. Nếu bạn cảm thấy đau khổ, thì mọi thứ đều đổ sông đổ bể.

Câu 9: Học cái này có ích lợi gì?

Khi trẻ đọc truyện tranh, cha mẹ nói: "Con đọc cái này có lợi ích gì, học bài đi"; Khi trẻ xem phim, cha mẹ nói: "Xem mấy cái này có ích lợi gì, đi tập thể dục đi...".

Không phải ai cũng có thể biết rằng chính những điều "vô ích" này khiến con trẻ hạnh phúc hơn và trong cuộc sống, đôi khi chính những sự "vô ích" này là điểm tựa để chúng ta mạnh mẽ hơn.

Mọi người luôn phải yêu một cái gì đó tưởng-chừng-vô-ích.

Theo Sohu

Chia sẻ