Cha mẹ áp dụng 3 NGUYÊN TẮC này giúp con hình thành thói quen học tập: Học ngày học đêm không biết chán, tương lai vô cùng xán lạn
Đây là những cách giúp trẻ hứng thú với việc học tập mỗi ngày.
Trong quá trình nuôi dạy con cái, vấn đề khiến nhiều cha mẹ "đau đầu" nhất có lẽ là chuyện học tập. Cha mẹ nào cũng mong con đạt điểm số cao, luôn đứng đầu lớp. Nhưng trái với mong muốn của cha mẹ, nhiều trẻ có kết quả học tập không cao, khiến cha mẹ hụt hẫng, chán nản.
Kết quả học tập không chỉ phụ thuộc ở chỉ số IQ mà còn ở thói quen. Việc cha mẹ hàng ngày ngồi cạnh, giám sát con học từng ly từng tí không đem lại hiệu quả cao. Vì trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, bất an nếu làm sai. Tốt nhất cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen học tập, để con tự giác hoàn thành bài tập. Để làm được điều này, cha mẹ cần áp dụng những chiến lược khoa học và hợp lý.
1. Hiệu ứng ngưỡng giúp phá huỷ mục tiêu
Đầu tiên, để trẻ chấp nhận việc học tập là một quá trình rèn luyện hàng ngày, cha mẹ cần đặt ra yêu cầu thấp cho con. Đừng vội đặt yêu cầu cao mà hãy xem năng lực của con ở thời điểm hiện tại.
Chẳng hạn nếu như con không hứng thú học tập, chán ghét việc làm bài tập về nhà thì hãy kiên trì với con mỗi ngày. Những ngày đầu, cha mẹ chỉ nên giao con con số lượng bài ít và không quá khó để con thích nghi. Khi trẻ giải đúng bài tập sẽ cảm thấy hứng thú, lúc này cha mẹ mới nâng số lượng bài tập lên.
2. Nguyên tắc của Premack – Khai thác sở thích của trẻ
Nguyên tắc của Premack xuất phát từ một thí nghiệm, trong đó trẻ được yêu cầu chọn một trong hai thứ: Chơi pinball hoặc ăn kẹo. Sau đó họ nói với những đứa trẻ thích ăn kẹo rằng nếu chơi máy pinball sẽ được ăn nhiều hơn. Ngược lại, họ nói với những đứa trẻ thích chơi máy pinball rằng nếu ăn kẹo sẽ có nhiều thời gian chơi hơn. Kết quả là trẻ trở nên yêu thích những thứ mà ban đầu chúng ít quan tâm.
Chẳng hạn như nếu trẻ thích xem TV, cha mẹ hãy bảo trẻ làm xong bài tập về nhà trước rồi sẽ được xem chương trình yêu thích. Thời gian đầu có thể trẻ chưa hợp tác, làm bài vội vàng cho xong. Cha mẹ phải chú ý nhắc nhở trẻ làm tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp, nếu không sẽ bị cấm xem TV trong một thời gian.
Sau một vài ngày, trẻ sẽ hiểu cha mẹ rất nghiêm túc trong việc thực hiện nguyên tắc. Vì thế dù không muốn nhưng vẫn phải học tập nghiêm chỉnh.
3. Chuyển đổi cách giao bài tập
Nhiều cha mẹ thường dùng khoảng thời gian để giao hẹn việc làm bài tập với con. Chẳng hạn như họ có thể nói: "Con sẽ được nghỉ ngơi sau 40 phút làm bài tập nữa". Kết quả là trẻ chỉ hứng thú làm bài trong 20 phút đầu tiên, 20 phút sau bắt đầu uể oải, chán nản, không tập trung.
Cha mẹ có thể thay đổi cách giao việc như sau: "Con hãy làm thêm 3 bài tập nữa nhé!". Câu nói này giúp nâng cao hiệu quả học tập, giúp trẻ tập trung làm bài một cách nhanh chóng.
Một nhà Tâm lý học nổi tiếng tại Trung Quốc từng chia sẻ, 90% hành động của con người đều hình thành từ thói quen thời thơ ấu. Trong việc học tập cũng vậy, muốn tạo thói quen tốt, cha mẹ cần có những phương pháp hướng dẫn đúng đắn. Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen học tập. Họ bắt tay ngay vào thực hiện nhưng không nhận được kết quả như mong muốn là do gặp sai lầm sau.
Thúc giục con quá nhiều: Nhiều bậc phụ huynh nhắc nhở con học tập thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi. Họ cằn nhằn, thúc ép, thậm chí là doạ nạt con. Mục đích cuối cùng là khiến con hoàn thành bài tập về nhà, học bài mới một cách tích cực. Tuy nhiên, việc thúc giục quá nhiều chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không còn hứng thú với việc học. Đó là lý do vì sao càng bị thúc giục học tập, trẻ càng có thái độ chống đối.
Trừng phạt, đánh mắng huỷ hoại sự tự tin của trẻ: Nhiều cha mẹ cho rằng dùng đòn roi, quát mắng là cách giúp con đi vào khuôn phép, kỷ luật. Tuy nhiên, điều này là phản khoa học, trái với mong muốn của trẻ. Muốn trẻ hình thành thói quen học tập tốt, trước hết cha mẹ không nên để trẻ có ấn tượng tiêu cực về việc học. Phương pháp đánh mắng chỉ khiến trẻ trở nên nhút nhát, rụt rè, tự ti.
Thưởng cho trẻ sai cách: Phần thưởng là một phương pháp phổ biến được các bậc cha mẹ sử dụng trong quá trình giáo dục con. Chẳng hạn như khi trẻ làm bài tập sẽ được một phần thưởng nhỏ. Đến một thời điểm không nhận được phần thưởng, trẻ sẽ không hứng thú, dần dần dẫn bỏ bê việc học.