Cầu thủ Xuân Son liệu có thể tiếp tục đá bóng sau chấn thương gãy ống đồng? Các BS tiết lộ thông tin đáng mừng

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Kết quả cho thấy Xuân Son bị "gãy hoàn toàn hai xương ống đồng chân phải". Theo ước tính ban đầu, anh sẽ phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài.

Xuân Son bị chấn thương gì?

Tối 5/1, tuyển Việt Nam giành chiến thắng kịch tính 3-2 trước Thái Lan ngay tại thánh địa Rajamangala, qua đó lần thứ 3 lên ngôi vô địch ASEAN Cup (AFF Cup). Tuy nhiên, nỗi lo lắng lớn đối với người hâm mộ bóng đá là chấn thương nặng của cầu thủ Xuân Son, người đóng vai trò quan trọng trong hành trình đến ngôi vương của tuyển Việt Nam.

Phút 30 trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, sau một pha đi bóng dũng mãnh và chuyền bóng cho đồng đội dứt điểm, Xuân Son bất ngờ đổ gục xuống sân. Qua góc quay chậm, có thể thấy rõ chân sút này bị chấn thương.

Cầu thủ Xuân Son chấn thương nặng ở 2 chân: Liệu có thể quay trở lại đá bóng? Các bác sĩ giải đáp thông tin đầy bất ngờ! - Ảnh 1.

Ngay sau đó, các bác sĩ và đội ngũ y tế của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã nhanh chóng đưa Xuân Son tới bệnh viện tại Thái Lan để chụp chiếu và đánh giá mức độ chấn thương. Kết quả cho thấy Xuân Son bị "gãy hoàn toàn hai xương ống đồng chân phải". Theo ước tính ban đầu, anh sẽ phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài.

Cầu thủ Xuân Son có thể trở lại đá bóng sau chấn thương gãy ống đồng?

Nhiều người hâm mộ lo lắng rằng chấn thương này có thể đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của Xuân Son. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế về cơ xương khớp đã mang đến những thông tin đáng mừng. Theo các bác sĩ, chân sút sinh năm 1997 hoàn toàn có thể quay lại thi đấu nếu quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.

Các bác sĩ đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hồi phục:

- Vị trí gãy xương: Trong trường hợp của Xuân Son, xương gãy ở giữa cẳng chân – vị trí ít gây ảnh hưởng đến dây chằng và sụn khớp. Điều này giúp tăng khả năng hồi phục nhanh chóng. 

- Loại chấn thương: Trái ngược với gãy hở, gãy kín để lại nguy cơ nhiễm trùng thấp và giảm nguy hiểm tổn thương thần kinh hay mạch máu. 

- Xử lý y tế nhanh chóng: Chỉ sau vài giờ chấn thương, Xuân Son đã được phẫu thuật kịp thời tại Thái Lan, giúp tối đa hỗ trợ hồi phục. 

Theo BS Nguyễn Xuân Anh (1 chuyên gia cơ xương khớp nổi tiếng), gãy xương tiên lượng tốt hơn rất nhiều so với đứt dây chằng gối – loại chấn thương thường dẫn đến nghệ nghiệp đối với các vận động viên chuyên nghiệp. 

Các bác sĩ kỳ vọng rằng sau 1 năm, Xuân Son sẽ đủ điều kiện thi đấu trở lại.

Trước đó, bóng đá Việt Nam cũng từng chứng kiến một trường hợp chấn thương nặng là Đỗ Hùng Dũng. Tiền vệ của Hà Nội FC phải mất tới 7 tháng mới có thể trở lại tập luyện…

Gãy ống đồng là gì? Có nguy hiểm không?

Theo Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ, xương chày hay xương ống đồng (ống chân, cẳng chân) là loại xương dài, dễ gãy nhất trong cơ thể. Gãy xương ống đồng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của ống chân, kéo dài từ đầu gối xuống đến trên mắt cá chân.

Cẳng chân được tạo thành từ hai bộ phận là xương chày và xương mác. Trong đó, xương chày chiếm diện tích lớn hơn, có nhiệm vụ hỗ trợ phần lớn trọng lượng cơ thể và là phần quan trọng của khớp gối, khớp mắt cá chân. Va chạm xe, thi đấu thể thao cũng có thể khiến xương chày bị gãy. Trong nhiều trường hợp, xương mác sẽ bị ảnh hưởng khi xương chày gặp phải chấn thương.

doctor-helping-patient-with-fractured-leg-min-scaled-e1684895769771.jpg

Hầu hết trường hợp gãy trục xương chày, xương mác phải mất ít nhất 4-6 tháng để chữa lành. Tuy nhiên, một số trường hợp mất nhiều thời gian hơn, đặc biệt là nạn nhân bị gãy xương hở, gãy thành nhiều mảnh hoặc có tiền sử hút thuốc.

Nhưng vấn đề của bệnh nhân gãy xương cẳng chân không chỉ nằm ở việc xương lành lại mà còn là đau đớn hậu chấn thương, các biến chứng có thể gặp phải. Gãy xương chày, xương mác có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm. Các đầu của xương gãy thường sắc nhọn và có thể làm rách cơ, dây thần kinh, mạch máu xung quanh.

Nạn nhân có thể gặp hội chứng khoang cấp tính - tình trạng đau đớn xảy ra khi áp lực trong cơ tăng lên quá mức. Áp lực này có thể giảm lưu lượng máu, ngăn cản quá trình nuôi dưỡng oxy đến các tế bào thần kinh, cơ. Nếu không được giải tỏa áp lực nhanh chóng, bệnh nhân có thể bị thương tật vĩnh viễn.

Gãy hở làm xương tiếp xúc trực tiếp môi trường bên ngoài. Ngay cả khi được phẫu thuật, làm sạch, xương cũng có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng xương rất khó điều trị và thường phải phẫu thuật nhiều lần, dùng kháng sinh dài ngày.

Chia sẻ