Câu chuyện về sự ra đời của chiếc quần bò và những bài học mẹ dạy con nghe mỗi tối
Mẹ không phải người giúp việc nằm trong bộ sách Những câu chuyện truyền cảm hứng, được biên soạn bởi tác giả Yunan, đem đến cho người mẹ những chỉ dẫn quan trọng để có thể giáo dục con trẻ trong quá trình trưởng thành.
Trong cuốn Mẹ không phải người giúp việc tập hợp những câu chuyện hay, có ý nghĩa để mẹ có thể kể cho con vào mỗi tối trước khi đi ngủ, từ ấy hướng con nhận biết những điều tốt đẹp.
Câu chuyện về sự ra đời của nhãn hàng quần bò Levi, có thể giúp mẹ khuyến khích các con làm việc thay vì chỉ lười nhát, ủ dột, và xe tivi...
Levi đã trở thành một nhà sản xuất quần bò (jeans) lớn nhất, thành công nhất thế giới bằng sự lao động nhiệt thành và không bao giờ bỏ cuộc của mình.
Năm 1953, Levi khi ấy còn rất trẻ, ông rời quê hương để đến thành phố San Francisco lập nghiệp. Ở đó, bằng sự quan sát hàng ngày của mình, Levi nhận ra rằng, nơi những người đãi vàng sinh sống thường cách trung tâm rất xa, nên việc mua sắm rất bất tiện. Vì vậy, cậu mở một cửa hàng bán nhu yếu phẩm hàng ngày, phục vụ chính những công nhân đãi vàng đó.
Khi cậu mua một lô vải dày dặn và chắc chắn ở New York có ý định bán cho công nhân đãi vàng vá quần áo, những người công nhân đều nói: "Thứ chúng tôi cần nhất không phải là đồ may vá, mà là một chiếc quần bền chắc, không bị mài mòn nhanh khi làm việc trong hầm mỏ".
Nắm bắt được điều đó, sau nhiều tìm hiểu hăng say, Levi đã tạo ra những chiếc quần bền chắc phù hợp, và nó đã trở nên siêu phổ biến trong thời kỳ hiện đại.
Mẹ kể câu chuyện này sẽ khiến trẻ vô cùng thích thú, đánh thức sự háo hức trong trẻ. Đồng thời, thêm vào những hướng dẫn cụ thể trong đời sống hàng ngày như làm việc nhà, dọn dẹp phòng riêng, khích lệ con đọc sách tư duy, suy ngẫm, sáng tạo thỏa thích... cũng là cách để mẹ có thể chỉ dẫn cho con từng bước trên con đường lao động và sáng tạo để có thể trưởng thành tự tin là chính mình, phát triển cuộc đời bằng những nỗ lực của riêng mình.
Những câu chuyện trong sách Mẹ không phải người giúp việc được lựa chọn chau chuốt, cẩn thận sao cho phù hợp nhất đối với các em nhỏ, với mong muốn trở thành một "công cụ đắc lực" của cha mẹ trong quá trình dạy con.
Đừng để việc yêu thương con biến cha mẹ thành "người giúp việc" của con. Yêu thương không phải là phục tùng hết mọi yêu cầu của con. Yêu thương không phải là cố gắng kiếm thật nhiều tiền để con được sung sướng. Yêu thương ở đây là nỗ lực dạy dỗ con, chỉ dẫn con để con có thể trở thành một người có ý nghĩa, với những đức tính tốt đẹp, biết trân trọng cuộc đời.
Hãy chia sẻ việc nhà cùng con, hãy nói về những câu chuyện đầy ý nghĩa và cảm hứng này ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào với con, và lắng nghe chăm chú, tìm những lời diễn giải dễ hiểu nhất nếu con có bất kỳ thắc mắc nào về câu chuyện hay về đời sống. Chỉ có như vậy, cha mẹ mới trở thành người chỉ dẫn quan trọng, người đồng hành quan trọng của con, chứ không phải mãi mãi là "người giúp việc", đứng sau phục tùng yêu cầu của con.
Ví như câu chuyện cậu bé William nói dối, mẹ hãy chỉ cho con biết rằng, thành thật là điều vô cùng quan trọng trong đời sống, như nhà soạn nhạc Beethoven từng nói rằng: "Ai cũng vậy, chỉ cần nói dối một câu thôi, cũng đủ để mất đi trái tim thuần khiết".
Trong cuốn sách tác giả Yunan kể câu chuyện về cậu học sinh William để làm tấm gương soi chiếu. William là một học sinh có vẻ bề ngoài nhã nhặn, ban đầu cậu đi học rất đúng giờ, nhưng chỉ sau vài tiết, cậu thường xuyên trốn học.
Cậu lần lượt viện ra rất nhiều ý do để bào chữa cho việc nghỉ học của mình, như bố qua đời, viêc nhà bừa bộn. Ban đầu cậu lấy được lòng tin của người thầy, nhưng khi những việc nói dối bị phát hiện, cậu thậm chí còn bị kiện tụng vì tội không trung thực của mình.
Có những việc rất nhỏ, nhưng nếu chúng ta cứ nói dối, tiếp tục nói dối, nó sẽ tạo nên những thói quen xấu khiến ta vừa đánh mất đi sự thành thực đẹp đẽ của trái tim, lại vừa khiến những người xung quanh không còn yêu thương ta nữa.
Mẹ hãy dành thời gian đọc câu chuyện cho con, dùng những chỉ dẫn thiết thực hàng ngày để dạy con như hãy để con dám nói thật khi bị điểm kém hay thi trượt, thừa nhận sai lầm, nếu biết bạn bè nói dối, hay dũng cảm khuyên nhủ một cách thẳng thắn... Và cứ kiên trì như vậy, ta sẽ luôn được mọi người tin cậy và tôn trọng.