Câu chuyện chọn người truyền ngôi của vị vua nổi tiếng Trung Quốc: Được thần linh lựa chọn, có phẩm hạnh cao và tài trí hơn người

HOGI SPIDERUM,
Chia sẻ

“Con ta kém đức hạnh, hay tranh cãi với người”, vua Nghiêu nói vậy rồi lệnh tìm người tài trong thiên hạ kế nghiệp mình.

Buổi đầu lịch sử chìm trong lũ lụt

Trong những chương đầu lịch sử Trung Hoa, thời vua Nghiêu trị vì, khoảng 2300 năm trước Công Nguyên, hàng năm đều có lũ cực kỳ hung dữ.

Tương truyền nước lũ khiến mực nước sông ở Bắc bán cầu dâng cao 2000 mét so với mực nước biển. Người chết vì lũ nhiều không kể xiết, người còn sống thì cũng lâm cảnh màn trời chiếu đất.

 Câu chuyện chọn người truyền ngôi của vị vua nổi tiếng Trung Quốc: Được thần linh lựa chọn, có phẩm hạnh cao và tài trí hơn người - Ảnh 1.

Chân dung (từ trái qua) vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, trưng bày tại Thư viện quốc gia Pháp

Thời đó, hầu hết người dân Trung Hoa cổ đại sống ở phía Tây lãnh thổ đất nước hiện nay, nằm giữa vùng núi Côn Lôn, thuộc khu tự trị Tân Cương hiện tại. Khi lũ tràn đến, người dân kéo nhau lên núi ở, may mắn thoát khỏi thảm họa diệt vong.

Những câu chuyện lịch sử về trận lũ hung bạo này còn được ghi chép trong Kinh Dịch, truyền thuyết về Bát Quái, sách Âm Dương Ngũ Hành, tài liệu y học Trung Hoa, võ công Thái Cực Quyền và Khí Công,..

Nhờ sức sống bền bỉ như vậy, dân tộc Trung Hoa mới có thể gây dựng vương quốc cổ đại lâu đời nhất thế giới.

Thời đại của những vị minh quân

Sử sách thời nhà Hán (200 năm trước Công Nguyên) chép lại rằng, vua Nghiêu là một đức minh quân, có tấm lòng nhân từ, đức hạnh cao độ, được người dân hết mực tôn sùng, kính trọng. Vua Nghiêu tự nhận mình là người giám hộ cho hạnh phúc muôn dân trong thiên hạ.

"Nếu một người dân bị đói, đó là lỗi của trẫm. Nếu một người dân bị lạnh, đó cũng là lỗi của trẫm. Nếu một người dân phạm tội, đó cũng bởi trẫm đã không làm tốt việc của mình." Vua Nghiêu từng nói.

 Câu chuyện chọn người truyền ngôi của vị vua nổi tiếng Trung Quốc: Được thần linh lựa chọn, có phẩm hạnh cao và tài trí hơn người - Ảnh 2.

Trị thủy là vấn đề nhức nhối vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ phải giải quyết triệt để.

Trong suốt 70 năm vua Nghiêu cai trị, thiên hạ thái bình, nhà nhà an cư lạc nghiệp, cuộc sống êm đềm hạnh phúc.

Dân gian truyền lại câu nói: "ngoài (đường) không lượm của rơi, trong (nhà) khỏi lo đóng cửa". Hàng ngàn năm sau, các vị hiền vương vẫn nhắc lại thời vua Nghiêu như mục tiêu hướng tới của đất nước thời đại đương cai trị.

Những năm cuối đời, vua Nghiêu đã nhường ngôi cho vua Thuấn, một người đức hạnh cao cả không kém phần. Đây là khởi đầu cho truyền thống hoàng đế thoái vị, tìm người hiền tài trong thiên hạ nối ngôi, không tuân theo quy định "cha truyền con nối" chọn người kế nghiệp.

Khi vua Thuấn già yếu, ông cũng học theo cách làm của vua Nghiêu, chọn người tài trong thiên hạ kế nghiệp mình, người ấy là Hạ Vũ.

Tương truyền vua Vũ là người hiền, có công đào vét 9 con sông trị thủy trong 8 năm, qua đó giải quyết triệt để nạn lũ lụt hoành hành, mở mang bờ cõi Trung Hoa cổ đại.

Truyền ngôi cũng phải đặt lợi ích trăm họ lên trước

Quay lại câu chuyện truyền ngôi của vua Thuấn, khi ông tìm người kế vị ngai vàng, các quan hầu đã tiến cử Đan Chu, con trai vua. Vua Nghiêu ngay lập tức lắc đầu, nghiêm túc nói rằng: "Không được, con ta kém đức hạnh, hay tranh cãi với người."

Vua Nghiêu có 10 con trai, nhưng tất cả chỉ có khả năng trung bình, không ai nổi trội, đủ tài đức cai trị đất nước. Ông trưng cầu ý kiến quan lại trong triều, hỏi ai trong thiên hạ có thể đảm nhiệm trọng trách của một vị minh quân, tất cả mọi người đều tiến cử Ngu Thuấn.

Để trở thành Hoàng đế đất nước Trung Hoa cổ đại, một người phải đáp ứng đủ ba điều kiện: được thần linh lựa chọn, có phẩm hạnh cao độ và tài trí hơn người.

Vua Nghiêu đã thử thách Ngu Thuấn trong nhiều năm, Thuấn đều vượt qua cả. Bởi vậy khi thoái vị, nhường ngôi cho vua Thuấn, ông rất yên tâm về lựa chọn của mình.

 Câu chuyện chọn người truyền ngôi của vị vua nổi tiếng Trung Quốc: Được thần linh lựa chọn, có phẩm hạnh cao và tài trí hơn người - Ảnh 3.

Vua Nghiêu có 10 con trai nhưng không truyền ngôi cho bất cứ ai

"Nếu ta truyền ngôi cho Thuấn, chỉ có Đan Chu con trai ta phiền lòng. Nếu ta truyền ngôi cho Đan Chu, tất cả con dân trong thiên hạ sẽ phiền lòng. Ta không thể làm tổn hại bách tích chỉ vì lợi ích của con trai ta." Vua Nghiêu truyền lại.

Sử sách cũng chép lại rằng vua Nghiêu yêu con trai mình rất nhiều, biết rằng Đan Chu sẽ không vui vì mình truyền ngôi cho người khác, vua Nghiêu đã sáng tạo ra cờ vây để dạy dỗ Đan Chu.

Cờ vây không phải môn thể thao đòi hỏi hơn thua, mục đích của cờ vây là giúp người chơi hiểu được sự hài hòa âm dương, qua đó rèn luyện sự bình tĩnh, điềm đạm, nâng cao đạo đức, trí tuệ của họ. Đan Chu nhờ cờ vây đã hiểu ra nhiều điều, không còn trách cứ vua cha nữa.

Nguồn: The Epoch Times

Chia sẻ