Cậu bé đi mót lúa nhặt được 3 cái nồi kỳ lạ, chuyên gia giật mình khi thấy “hồ ly 9 đuôi”
Đi mót lúa, cậu bé này không ngờ nhặt được cái nồi lạ quý hiếm khiến các chuyên gia cũng phải bất ngờ.
Chạy ra cánh đồng nhặt được bảo vật quý hiếm hóa ra là có thật. Câu chuyện hi hữu dưới đây là minh chứng.
Tháng 9/1962, tại làng Đại Xuyên, huyện Hữu Ngọc, thành phố Sóc Châu (thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc), xảy ra một sự việc kỳ lạ. Đây cũng là thời gian gặt lúa trên cánh đồng. Do đó, sau giờ học, những đứa trẻ trong làng sẽ tranh thủ ra đồng để mót lúa mà người lớn bỏ sót. Trong số lũ trẻ ở làng, cậu bé họ Trương (12 tuổi) là người chăm chỉ nhất và nhặt được nhiều lúa hơn cả.
Tuy nhiên, cậu bé họ Trương gặp một vấn đề là do nhặt được quá nhiều lúa trên cánh đồng nên không thể mang chúng về nhà cùng một lúc. Chính vì vậy, cậu bé dự định tìm một nơi để giấu những bông lúa này và quay trở lại vào hôm sau.
Khi cậu bé quyết định giấu những bông lúa trong một cái mương cách cánh đồng không xa, có một điều bất ngờ đã xảy ra. Cậu thấy có 3 cái nồi bằng đồng bị lộ ra bên ngoài do đêm hôm trước trời mưa lớn. Cậu bé nghĩ rằng những cái nồi kỳ lạ này có thể bán lấy tiền nên đã nhặt nó về nhà. Khi hay tin cậu bé họ Trương nhặt được 3 cái nồi lạ bằng đồng, những người nông dân trong làng tưởng rằng trong vùng có kho báu nên đã vác xẻng đi để tìm kiếm kho báu.
Sau khi biết tin, trưởng thôn đã lập tức chạy ra đồng ngăn cản người dân, đồng thời báo tin cho Ban quản lý Di vật văn hóa của địa phương. Ngay khi nhận được tin, các chuyên gia đã vội vã đến hiện trường. Sau khi kiểm tra cẩn thận, chuyên gia kết luận nơi mà cậu bé 12 tuổi nhặt được 3 cái nồi từng là một lò nung cổ.
Chính quyền địa phương và các chuyên gia đã vận động người dân giao nộp các cổ vật tìm thấy, trong đó có cả 3 cái nồi đồng mà cậu bé trên tình cờ nhặt được.
Đặc biệt, trong số nhiều đồ vật được khai quật, có một chiếc bình rượu rất tinh xảo. Ngay từ đầu, chiếc bình này đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia. Chiếc bình bằng đồng được chế tác tinh xảo với nhiều hình bò, ngựa, cừu… Theo dòng chữ khắc trên thân bình rượu tiết lộ, cổ vật này nặng 12 kg, được chế tác vào năm Hà Bình thứ 3. Hà Bình là một niên hiệu của Hán Thành Đế Lưu Ngao (51 TCN - 7 TCN), vị hoàng đế thứ 12 của nhà Hán. Năm Hà Bình thứ 3 là năm 26 TCN. Điều này có nghĩa là đây là di vật văn hóa từ thời nhà Hán.
Chuyên gia phát hiện có hồ ly 9 đuôi: Sự thật là gì?
Sau đó, khi nghiên cứu về các hoa văn động vật trên chiếc bình đựng rượu, các chuyên gia đã phát hiện trên cổ vật có một con vật với hình thù kỳ lạ, giống như một con cáo. Tuy nhiên, con cáo này lại có 9 đuôi. Thực tế, con cáo có 8 cái đuôi mọc dưới 1 cái đuôi lớn.
Nhìn họa tiết này, nhiều người sẽ nghĩ rằng cửu vĩ hồ (cáo 9 đuôi hay hồ ly 9 đuôi) thực sự tồn tại. Theo các chuyên gia, thực ra hồ ly 9 đuôi chỉ là một con vật trong truyền thuyết. Mặc dù trên bình rượu bằng đồng này có xuất hiện cửu vĩ hồ nhưng chúng ta không thể lấy đây làm cơ sở để tin rằng con vật này có tồn tại.
Theo quan điểm khoa học, hình tượng hồ ly 9 đuôi trên bình rượu cổ này rất có thể là một con cáo hoang dã. Nó đã sống trong tự nhiên rất lâu và do không được chăm sóc cẩn thận nên phần đuôi sẽ dài ra, không gọn gàng. Điều này khiến người đời sau lầm tưởng nó là cáo 9 đuôi.
Cáo là một loài vật rất thông minh. Do khả năng tấn công của nó không mạnh nên nhiều người cho rằng, để tồn tại trong thế giới tự nhiên khốc liệt, nó thường rất xảo quyệt và linh hoạt. Theo truyền thuyết, nếu tu luyện đủ để mọc ra 3 cái đuôi thì cáo sẽ biến thành yêu hồ. Đến khi mọc được 6 cái đuôi thì cáo hóa thành ma hồ và 9 đuôi thì sẽ trở thành thiên hồ và có thể hóa thành người.
Chiếc bình đựng rượu bằng đồng trên được công nhận là bảo vật cấp quốc gia và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Sơn Tây. Bảo vật bằng đồng này cung cấp nhiều thông tin nghiên cứu cho các chuyên gia về việc người xưa sống hài hòa với thiên nhiên và tiết lộ nhiều nét văn hóa, bàn tay chế tác khéo kéo của những người thợ cách đây hơn 2.000 năm.