Cậu bé 8 tuổi bị xua đuổi vì nhiễm HIV gây phẫn nộ mạng xã hội Trung Quốc
Câu chuyện cậu bé 8 tuổi đã bị trục xuất khỏi một ngôi làng Trung Quốc vì em bị dương tính với HIV đã khiến cộng đồng mạng nước này vô cùng phẫn nộ.
Điều đáng buồn là ông nội của cậu bé, một trong số 200 dân làng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cũng đã ký vào đơn đề nghị đuổi cậu bé khỏi làng để “bảo vệ sức khỏe cho dân làng”.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Kunkun, một cái tên dùng thay để bảo vệ danh tính cậu bé, đã bị nhiễm virus từ mẹ mình. Cậu bé bị các trường từ chối cho vào học và người dân địa phương tránh tiếp xúc với cậu bé. “Không ai chơi với cháu cả, cháu chỉ chơi một mình thôi”, Kunkun nói.
“Những người dân làng thông cảm với cậu bé, cậu ấy vô tội và chỉ là một đứa trẻ, Nhưng việc cậu ấy nhiễm AIDS quá đáng sợ với chúng tôi”, Wang Yishu, Bí thư làng Shufangya nói với các tờ báo.
Sinh viên Trung Quốc dùng dải ruy băng đỏ để ghép thành chữ AIDS khổng lồ tại Hàn Sơn
"Cậu ấy là một quả bom hẹn giờ. Con gái tôi cũng cùng độ tuổi thắng bé và cùng ở cùng trường nội trú. Điều gì sẽ xảy ra nếu con bé bị thằng bé cắn trong khi chơi? Thằng bé ở đây quá nguy hiểm," He Jialing, một trong những dân làng nói.
Mẹ của Kunkun đã rời khỏi gia đình vào năm 2006 trong khi cha cậu bé đã “mất liên lạc” sau khi Kunkun được chẩn đoán nhiễm HIV.
Kunkun đã lẻn vào một cuộc họp đặc biệt của dân làng để thảo luận làm thế nào để trục xuất cậu bé. Những quan chức cao cấp của thị trấn cho biết: “Nói một cách hợp pháp, cậu bé không thể bị trục xuất vì Kunkun có quyền như bao người dân khác trong làng”, tờ Global Times đưa tin. Các quan chức dự tính sẽ đến thăm và trò chuyện với dân làng để làm công tác tư tưởng với họ.
Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/ADIS vẫn hoành hành ở Trung Quốc bất chấp vô sô chiến dịch lớn nhằm nâng cao nhận thức tổ chức ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác
Vụ việc đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên mạng xã hội Twitter của Trung Quốc. “Tại sao lại nhẫn tâm bỏ rơi cậu bé, như vậy là không công bằng”, một người dùng mạng bức xúc. “Điều này xảy ra là do một số người thiếu hiểu biết và hoảng sợ, một người khác nói.
Theo số liệu công bố vào đầu tháng 12/2014 của Ủy ban Y tế quốc gia và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho thấy có tổng cộng 497.000 người đã được chẩn đoán nhiễm HIV/ADIS kể từ khi trường hợp đầu tiên xuất hiện ở nước này năm 1985.
Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân AIDS ở Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề nhức nhối ở trường học, bệnh viện, công sở, trở thành một yếu tố cản trở những nỗ lưc chẩn đoán và điều trị. Trong khi đó kiến thức về HIV/AIDS của những vùng nông thôn nghèo như cộng đồng của Kunkun là rất kém. Những nỗ lực của chính quyền để giáo dục mọi người về sự phân biệt đối xử bệnh nhân AIDS thường thất bại.
Sinh viên Trung Quốc trong một chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV/AIDS tổ chức ở Liêu Thành. Dù vậy, ở những vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc, nhận thức về HIV/AIDS vẫn rất kém
“Các chiến dịch công khai không đủ mạnh mẽ để ảnh hưởng đến các khu vực nông thôn và làng xã, đó là lý do tại sao có sự phân biệt lớn ở đó”, Tang, một điều phối viên cộng đồng tại văn phòng Côn Minh của nhóm vận độngAIDS Aizhixing nói.
Tố chức phi chính phủ chống phân biệt đối xử Nam Kinh Justice for All đã viết một lá thư cho bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên kêu gọi trừng phạt nhà trường và các quan chức địa phương về vụ việc này. “Chúng tôi không thể tưởng tượng Kunkun sẽ lớn lên và nhớ lại những trải nghiệm đau buồn của tuổi thơ như thế nào”, bức thư viết.