Cậu bé 15 tuổi nói thẳng: Bắt một đứa trẻ đọc sách chẳng khác nào "trừng phạt", áp dụng phương pháp của ĐH Stanford, chúng con sẽ buông điện thoại và cầm sách!

Diệu Đan,
Chia sẻ

Việc phụ huynh bảo con trẻ một mình đọc một cuốn sách nào đó trong một giờ và việc bị trừng phát quả thực không khác nhau là mấy, sau này, đứa trẻ sẽ rất dễ nảy sinh tâm lý ghét việc này.

Làm sao để con nhỏ sẵn sàng dành thời gian cho các hoạt động khác thay vì chỉ tập trung vào các thiết bị điện tử, có lẽ là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh còn đau đáu.

Người lớn chúng ta thường có thói quen đứng từ góc độ và trải nghiệm của bản thân để nhìn nhận vấn đề cũng như giáo dục con cái trên nhiều phương diện, vậy nhưng, trong đầu con trẻ có suy nghĩ ra sao, đây có lẽ là câu hỏi quan trọng hơn cả. Hiểu được tâm sinh lý của con trẻ, việc giải quyết những câu hỏi mà chúng ta đang đi tìm đáp án có lẽ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Dưới đây là chia sẻ của một cậu bé 15 tuổi đang gây xôn xao diễn đàn Toutiao (Trung Quốc), cậu bé đứng từ góc độ của những người bạn đồng trang lứa và cùng thời đại của mình chia sẻ về vấn đề đọc sách và điện thoại. Mong rằng thông qua chia sẻ của cậu bé, mỗi người lớn trong chúng ta sẽ tìm được một đáp án nào đó cho mình.

Cậu bé 15 tuổi nói thẳng: Bắt một đứa trẻ đọc sách chẳng khác nào ‘trừng phạt’, áp dụng phương pháp của ĐH Stanford, chúng con sẽ buông điện thoại và cầm sách! - Ảnh 1.


"Trước tiên, cháu muốn chia sẻ với các phụ huynh một sự thật hay bị bỏ qua, từ mầm non cho tới tiểu học, cháu nhận thấy rất nhiều bạn học, kể cả cháu, ở tuổi đó, bọn cháu không thể nào ngồi yên đọc sách trong vòng nửa tiếng, phần lớn trẻ con đều không có đủ sự nhẫn nại và cả năng lực để đọc sách trong một thời gian dài, việc phụ huynh bảo con trẻ một mình đọc một cuốn sách nào đó trong một giờ và việc bị trừng phạt quả thực không khác nhau là mấy, sau này, đứa trẻ sẽ rất dễ nảy sinh tâm lý ghét việc này.

Cháu sử dụng phương pháp thí nghiệm của trường đại học Stanford khiến bản thân và em họ 7 tuổi của cháu dễ dàng hình thành nên thói quen đọc sách mỗi ngày. Phương pháp mà các học giả đưa ra chính là, mỗi ngày, vào một thời gian cố định, chẳng hạn như sau khi ăn tối hoặc trước khi đi ngủ, hãy cho con trẻ xem một phút hoặc đọc một trang sách.

Có câu "Vạn sự khởi đầu nan", phương pháp giải quyết của họ chính là biến việc bắt đầu trở nên đơn giản hơn. Mỗi ngày chạy 5km là rất khó, nhưng nếu sửa mục tiêu đặt thành mỗi ngày chạy 100m, vậy thì chúng ta sẽ không còn cảm thấy áp lực.

Theo nghiên cứu, thói quen, tự nó sẽ lớn dần lên, khi đó, các cô chú các bác sẽ kinh ngạc phát hiện ra rằng, bản thân bắt đầu chạy 400m, rồi 2km, cho tới khi hoàn thành mục tiêu, vượt xa mục tiêu. Đây chính là sức mạnh của những thói quen nhỏ.

Có lẽ các cô chú các bác sẽ hoài nghi mỗi ngày chỉ đọc một phút hay chạy 100m thì có ý nghĩa gì không? Nhưng con trẻ, chỉ khi hôm nay giở một trang, ngày mai giở một trang mới dần dần gia tăng sức mạnh của bộ não để có thể tiếp tục đọc được trang thứ 2, trang thứ 3. Ngay cả khi chỉ cầm cuốn sách lên, lật đi lật lại mà không đọc, đây cũng là một điều tốt, làm quen với sách, cảm nhận một cuốn sách. Hãy tin rằng, thói quen, nó sẽ tự mình lớn lên sau đó dần dần thay thế thời gian xem điện thoại, nó sẽ lớn tới mức mà mọi người cũng phải cảm thấy kinh ngạc.

Về sách, cháu nghĩ cần chọn những cuốn mà trẻ con có hứng thú, khi mới bắt đầu, càng đơn giản càng tốt, có thể bắt đầu từ những cuốn chỉ có tranh ảnh.

Cậu bé 15 tuổi nói thẳng: Bắt một đứa trẻ đọc sách chẳng khác nào ‘trừng phạt’, áp dụng phương pháp của ĐH Stanford, chúng con sẽ buông điện thoại và cầm sách! - Ảnh 2.


Ngoài ra, con người, chỉ khi được nhắc nhở, gợi ý thì mới bắt đầu hành động. Chẳng hạn, nhìn thấy đồ ăn ngon, chúng ta sẽ muốn đặt đồ ăn về, thấy quần chật chúng ta mới bắt đầu đi giảm cân, nhìn thấy giày chạy bộ ở cửa, chúng ta mới nghĩ tới việc đi chạy bộ, vậy nên nghiên cứu nói với chúng ta rằng, nếu muốn con trẻ kiên trì thói quen tốt, chúng ta phải tạo ra sự gợi ý hợp lý.

Dưới đây là 7 gợi ý mà cháu muốn chia sẻ với mọi người:

1. Đặt một giá sách nhỏ ở trong nhà, ở một vị trí bất kì dễ nhìn thấy.

2. Cài đặt ứng dụng đọc sách nói trên điện thoại di động và khuyên khích con nghe.

3. Thiết lập khoảng thời gian đọc cho cả gia đình.

4. Thường xuyên cùng con tới thư viện.

5. Kể chuyện cho đồ chơi, trước khi đi ngủ, gợi ý con kể cho đồ chơi nghe một câu chuyện.

6. Cùng con tham gia các hội sách cuối tuần.

7. Trước khi đi ngủ, dành thời gian cùng con đọc sách, nội dung sách phù hợp với lứa tuổi của con.

Không thể kiên trì thường là bởi vì không bắt đầu bằng những thói quen nhỏ. Kế hoạch cho việc vừa mới đi chạy là chạy 5km, phần lớn chúng ta sẽ vì mệt mỏi mà từ bỏ. Chúng ta cần học cách phân chia hành vi ra mức nhỏ nhất, thu nhỏ quy mô nhất có thể, bắt đầu từ những hành động dễ thực hiện nhất.

Cậu bé 15 tuổi nói thẳng: Bắt một đứa trẻ đọc sách chẳng khác nào ‘trừng phạt’, áp dụng phương pháp của ĐH Stanford, chúng con sẽ buông điện thoại và cầm sách! - Ảnh 3.


Dẫn dắt con trẻ đọc một trang sách mỗi ngày là một chuyện dễ dàng, nhưng nếu chỉ vì con trẻ một vài lần không hoàn thành được mục tiêu thì cháu cũng mong mọi người không chán nản hay bỏ cuộc, sai lầm không phải vấn đề, đó là chuyện hết sức bình thường, chúng ta cũng cần dạy cho con biết về thất bại một cách đúng đắn, một lần làm không tốt không có nghĩa sẽ luôn làm không tốt, chỉ cần kiên trì, năng lực nhất định sẽ trưởng thành, thói quen cũng nhất định sẽ được bồi dưỡng.

Lý do con trẻ thích xem điện thoại đó là bởi lẽ chơi điện thoại là một việc hết sức dễ dàng, khả năng của trẻ hoàn toàn có thể thực hiện được việc đó.

Khi chúng ta giảm độ khó của việc đọc cũng như thời gian đọc, khi năng lực đọc của con trẻ phát triển, con trẻ tự nhiên sẽ dành thời gian hơn cho việc đọc."

Chia sẻ