Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão

NHÓM PV,
Chia sẻ

Dù theo dự báo, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng do ảnh hưởng của bão, nhiều nơi đã xảy ra tình trạng ngập lụt, gió mạnh kèm lốc xoáy. Cây xanh liên tục gãy đổ ở Sài Gòn, Vũng Tàu... Các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận bị sạt lở khiến người dân phải sơ tán.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trưa 25/11, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào khu vực từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Bến Tre.

Hồi 13h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km. 

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 1.

Vị trí của bão số 9 (đang suy yếu thành áp thấp nhiệt đới) vào hồi 15h ngày 25/11

Dự báo trong 12h tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được 5-10km, đi sâu vào đất liền các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; sau đó suy yếu thành vùng áp thấp. 

Đến 1h ngày 26/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 11,1 độ Vĩ Bắc; 105,9 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực biên giới các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Tại Sài Gòn, chiều và đêm 25/11 dự báo có mưa to đến rất to (100-200mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy. Nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt.  

Ghi nhận vào lúc 15h cùng ngày, mưa bắt đầu nặng hạt và gió giật mạnh khiến người dân di chuyển khó khăn trên đường phố. Một số quận huyện đã bắt đầu xảy ra tình trạng ngập cục bộ như quận Thủ Đức, Gò Vấp, Quận 8...

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 2.

Sài Gòn mưa trắng trời, các phương tiện phải bật đèn di chuyển giữa trưa.

Mưa kèm gió giật mạnh khiến người dân di chuyển rất khó khăn.

Vào khoảng 2h chiều ngày 25/11, một cây xanh trước ngân hàng VIB trên đường Quang Trung (phường 10, quận Gò Vấp, TP. HCM) bất ngờ ngã đổ do ảnh hưởng của bão số 9. Một nữ nhân viên ngân hàng đang cùng con trai khoảng 6 tuổi vừa dắt xe máy rời đi khỏi thì cây xanh bất ngờ bị đổ sập. Rất may mẹ con nữ nhân viên này kịp phát hiện và chạy vào ngân hàng để tránh.

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 4.

Cây xanh ngã đổ trong mưa bão ở Sài Gòn, hai mẹ con nữ nhân viên ngân hàng suýt chết. Ảnh: Tứ Quý.

Tại Khánh Hòa, có nhiều nơi mưa rất to khiến các tuyến phố chìm trong biển nước, một số nơi xảy ra tình trạng sạt lở khiến giao thông đi lại hết sức khó khăn. Chính quyền địa phương đã phải sơ tán hàng ngàn người đến nơi an toàn.

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 5.

Trung tâm thành phố Nha Trang ngập sâu trong biển nước. Ảnh: Ngọc Thắng.

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 6.

Nước tràn vào nhà nên nhiều hộ dân phải sơ tán đến nơi an toàn. Ảnh FB

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 7.

Mưa lớn khiến nhiều nơi tại Nha Trang bị sạt lở nghiêm trọng.

Tại Vũng Tàu, bão số 9 đổ bộ trưa 25/11 quét qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gây nhiều thiệt hại. Gió rít từng cơn rất lớn thổi ngã người đi đường, cây cối bật gốc. Người dân vật vã di chuyển trên đường. 

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 8.

Sức tàn phá khủng khiếp của bão số 9 khi tới Vũng Tàu. Ảnh: FB

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 9.

Người đi đường bị gió cuốn nghiêng người. Ảnh: Trí Thức Trẻ.

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 10.

Cây xanh bị gió thổi bật gốc. Ảnh: FB

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 11.

Tình hình giao thông đi lại khó khăn. Ảnh: FB

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 12.

Đường ven biển Vũng Tàu ngập 30 cm. Ảnh: Trí Thức Trẻ.

Tại Cần Giờ, khoảng 11h 45 ngày 25/11, tại Thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TPHCM) mưa to, kèm theo gió lớn và giật mạnh. Cần Giờ là khu vực đầu tiên của TP chịu ảnh hưởng của bão số 9.

Đồng chí Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, trước tình hình mưa lớn và gió mạnh, huyện đang theo dõi sát tình hình cơn bão. Tất cả các biện pháp ứng phó với bão huyện giữ nguyên biện pháp di dời và chăm lo cho bà con ở những nơi an toàn. Đối với tàu thuyền ở những nơi tránh trú bão, huyện vẫn giữ nguyên lệnh cấm biển, các lực lượng chức năng hiện nay đang sẵn sàng ứng phó với bão khi có sự cố thiên tai xảy ra.

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 13.

Khoảng 6 giờ 30 phút sáng nay mưa lớn kèm theo gió mạnh bắt đầu xuất hiện trên địa bàn huyện Cần Giờ. Ảnh: Người lao động.

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 14.

Hình ảnh ghi nhận cơn bão số 9 quét qua huyện Cần Giờ. Ảnh: SGGP.

Cập nhật về bão số 9: Sài Gòn mưa trắng trời khiến cây xanh ngã đổ, Vũng Tàu vẫn đang oằn mình chống bão - Ảnh 15.

Mưa lớn kèm theo gió giật mạnh. Ảnh: SGGP.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 9, ở vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre chiều và tối nay có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Biển động. Sóng trên biển cao từ 2-4m.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.

Trên đất liền các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre chiều và tối nay có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh và khả năng lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau suy yếu thành vùng áp thấp, ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to 50-100mm.

123

Từ đêm 25/11 đến đêm 27/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động của đới gió Đông nên có mưa to đến rất to mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, lượng mưa phổ biến: các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa (50-80mm/ngày); ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên (80-150mm/ngày); ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (100-200mm/ngày).

Từ nay đến 28/11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận phổ biến ở mức BĐ2-BĐ3, các sông nhỏ lên trên BĐ3; các sông ở khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ1-BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2-3.

Chia sẻ