Cao Bằng, 1 người nghi mắc bệnh dịch hạch

H. Nguyên,
Chia sẻ

Một bệnh nhân 38 tuổi nhập viện vì sốt cao, rét run, vã mồ hôi, mệt mỏi… do chuột cắn.

Theo lời kể của người bệnh, trước ngày viện 20 ngày, bệnh nhân bị chuột cắn và mu bàn tay phải. Có xuất hiện sưng tấy đỏ, đau nhức tại vết cắn, bệnh nhân không đi khám chỉ tiêm phòng 1 mũi vắc xin.

Sau tiêm 2 tuần bệnh nhân thấy nổi nhiều hạch ở cánh tay, nách, cổ, sưng đau hạch. Kèm theo sốt nóng, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Bệnh nhân đến TTYT Hoà An để khám và điều trị 2 ngày nhưng không đỡ và được chuyển lên BVĐK tỉnh Cao Bằng.

Tại đây, qua kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ nghi bị dịch hạch.

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể lây lan ra cộng đồng. Trong lịch sử phát triển loài người, đã có nhiều vụ dịch kinh hoàng do chuột gây ra là chết rất nhiều người.

Cao Bằng, 1 người mắc bệnh dịch hạch, làm sao để thoát khỏi "cái chết đen"? - Ảnh 1.

Bệnh nhân điều trị tại BVĐK tỉnh Cao Bằng (ảnh BVCC)

Theo các bác sĩ, do vết chuột cắn đơn giản nên đôi khi người bệnh không để ý nhiều, khi thấy sốt, sưng hạch thì chữa quanh, tự uống thuốc, thậm chí cả những kháng sinh đắt tiền mà không mang lại kết quả.

Trong khi đó, căn bệnh này nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì chữa rất đơn giản, chỉ cần sử dụng kháng sinh đơn giản, kháng sinh mạnh không có tác dụng. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, việc điều trị hết sức phức tạp với nhiều biến chứng.

Chuột là động vật gây hại và trung gian lây truyền một số bệnh truyền nhiễm cho người, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị.

Một số bệnh lây truyền từ chuột phổ biến như bệnh dịch hạch, viêm phổi, vàng da xuất huyết, sốt xuất huyết kèm theo suy thận do Hantavirus... Các bác sĩ khuyến cáo, khi không may bị chuột cắn, cần rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc povidine. Sau đó, cần đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh đúng cách.

Khuyến cáo về phòng ngừa bệnh

Diệt chuột, bọ chét (chú ý diệt bọ chét trước, diệt chuột sau). Phòng bọ chét đốt.

Khi có bệnh nhân dịch hạch cần tuân theo chế độ bệnh tối nguy hiểm.

Với người tiếp xúc cho điều trị dự phòng khẩn cấp: streptomycin 1g/ngàyx5 ngày hoặc tetracyclin 1g/ngàyx5 ngày. Phải theo dõi chặt chẽ, khi có triệu chứng bệnh thì điều trị như đối với bệnh nhân.

Khi có bệnh nhân tử vong: Cần liệm xác chết bằng vải tẩm cloramin 5%, trong quan tài có rắc vôi bột, phải chôn sâu 2m hoặc hỏa táng.

Phòng bệnh đặc hiệu bằng tiêm vắc xin EV (vắc xin sống) chủng hoặc tiêm trong da. Hiệu lực bảo vệ không cao. Chỉ định cho người ở trong ổ dịch nhưng chưa có miễn dịch hoặc người phải đi công tác vào vùng có dịch.

Chia sẻ