Cảnh giác với các bệnh đường hô hấp đe dọa trẻ khi vào năm học
Không chỉ làm suy giảm sức khỏe, căn bệnh này còn ảnh hưởng đến quá trình học tập, khiến trẻ học tập chậm hơn. Điều này dễ khiến trẻ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với thầy cô và các bạn trong lớp.
Trẻ đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh cao khi trở lại trường
Mùa thu - thời tiết lúc nào cũng dễ chịu mát mẻ, tuy nhiên đây được coi là mùa nhạy cảm trong năm nhất là đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Sở dĩ như vậy, vì mùa thu là thời điểm giao mùa, với đặc trưng nhiệt độ chênh lệch khá lớn giữa ngày và đêm. Hơn thế nữa mùa thu độ ẩm rất cao, là môi trường thích hợp cho các mầm bệnh sinh sôi nảy nở. Mùa thu cũng là mùa trẻ trở lại trường sau kì nghỉ hè. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ quay trở lại môi trường đông đúc, tiếp xúc với nhiều người, nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Hơn nữa, theo bác sĩ Nguyễn Văn Vinh, bác sĩ chuyên khoa Nhi, một lý do nữa mà trẻ dễ bị bệnh khi quay trở lại trường học sau kì nghỉ hè là bởi cơ thể trẻ dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công, đặc biệt là những trẻ có hệ miễn dịch yếu.
BS Vinh cho biết: Vào mùa thu trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp phổ biến như viêm đường hô hấp, viêm phế quản và đặc biệt là bệnh cúm. Bệnh cúm là một loại bệnh truyền nhiễm khá phổ biến dù đã có vaccine điều trị nhưng bố mẹ không được xem thường, nhất là khi bệnh có thể lây lan từ người sang người và đặc biệt lây lan mạnh ở những nơi đông người như trường học hay nhà trẻ.
Triệu chứng bệnh cúm có thể khác nhau ở mỗi trẻ, tùy thuộc cơ địa, thể trạng sức khỏe, cân nặng, độ tuổi… Sau thời gian ủ bệnh 1-4 ngày, khi phát bệnh trẻ thường có biểu hiện sốt cao đột ngột kèm theo đó là đau đầu, mệt mỏi, biếng ăn, liên tục ho, nôn mửa, chảy nước mũi, tiêu chảy…
Biến chứng của bệnh cúm thường bao gồm: Viêm tai giữa, viêm phổi, suy hô hấp, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm thanh khí phế quản, khởi phát cơn hen đối với trẻ bị hen suyễn.
Ngoài ra, bệnh cúm còn làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ. Nếu cảm cúm kéo dài sẽ khiến trẻ kém tập trung khi đi học do cơ thể mệt mỏi. Phải nghỉ học do cúm và để tránh lây lan cho bạn bè, sẽ khiến trẻ không được tiếp thu kiến thức đầy đủ, học tập chậm hơn so với các bạn được lên lớp. Điều này dễ khiến trẻ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với thầy cô và các bạn trong lớp.
Làm sao để phòng ngừa bệnh cúm và các bệnh đường hô hấp khác cho trẻ?
BS Vinh khuyến cáo, bệnh cúm thường diễn ra trong khoảng 1 đến 2 tuần, nhưng trẻ yếu hơn hoặc có bệnh lý nền có thể gặp biến chứng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên phòng bệnh cho con bằng cách xây dựng cho trẻ một lối sống lành mạnh cũng như duy trì các biện pháp bảo vệ sức khỏe.
Đầu tiên hãy chú ý đến khẩu phần ăn và dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn của con trong ngày. Đây là một yếu tố giúp cơ thể trẻ xây dựng được một hệ miễn dịch khỏe mạnh và vững vàng. Cần bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu đạm, các chất xơ và vi chất, đặc biệt là kẽm và sắt có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng, hải sản. Ngoài ra, bổ sung trái cây có nhiều vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Tiếp theo, đừng quên giữ ấm cơ thể cho trẻ, thời điểm giao mùa thời tiết ẩm thấp kèm, thời tiết thường mưa và lạnh nên bố mẹ cần chú trọng giữ ấm phần cổ, tay và chân.
Và một việc khác không kém phần quan trọng mà bố mẹ phải làm là vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho trẻ và môi trường xung quanh trẻ. Với môi trường sống xung quanh, cần sạch sẽ thoáng đãng không được gần ao tù, nước đọng, không có ẩm mốc.
Để giữ vệ sinh cho trẻ, bố mẹ cần thường xuyên cắt móng tay, móng chân, vệ sinh mũi họng hằng ngày hàng trẻ bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, nên tạo cho trẻ thói quen rửa tay hàng ngày, nhất là ở những thời điểm trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với đồ vật và khi ở bên ngoài về nhà. Bàn tay là nơi dễ tiếp xúc với vi khuẩn nhất, nếu vô tình đưa lên mặt hoặc cầm vào đồ ăn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Bên cạnh đó, mẹ cần tắm cho con ngay khi trẻ từ trường về nhà. Các vi khuẩn gây hại đang cư trú trên da có thể tận dụng thời điểm sức đề kháng da suy yếu để xâm nhập vào cơ thể, gây ra các bệnh. Vì ở trường không có điều kiện loại bỏ vi khuẩn trên da nên khi về nhà, mẹ hãy tắm rửa sạch sẽ cho con với sữa tắm diệt khuẩn. Việc loại bỏ vi khuẩn trên da, cả với những vi khuẩn biến đổi "tinh vi" và "cứng đầu" sẽ giúp da tự xây dựng hàng rào phòng vệ, đẩy lùi những vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập. Nhờ đó mẹ có thể yên tâm hơn khi con tới trường.
Thấu hiểu được những lo lắng khi con trở lại trường, nhãn hàng Lifebuoy sẵn sàng đồng hành, trở thành "trợ thủ" đắc lực của cha mẹ trong việc "bảo vệ con an toàn khi đến trường". Nước rửa tay và sữa tắm Lifebuoy mới với công thức VITAMIN+ có tác dụng nâng cao hàng rào đề kháng da, bảo vệ khỏi 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi, bảo vệ trẻ hiệu quả trước các mầm bệnh, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm để con bay nhảy, đến với chân trời tri thức và kết thêm bạn bè.
Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm: https://www.lifebuoy.vn/products/sua-tam/sua-tam-lifebuoy-cong-thuc-vitamin-sua-duong-am-tui.html
Sản phẩm được phân phối bởi Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam
Địa chỉ: Lô A2, 3 KCN Tây Bắc Củ Chi Xã Tân An Hội, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh