Chủng vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm khiến 3 trẻ tử vong tại bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh: Cảnh báo từ chuyên gia
Việc liên tiếp có trẻ tử vong khiến rất nhiều người hoang mang, sợ hãi, nhất là sau khi nguyên nhân được công bố là do một loại vi khuẩn kháng thuốc gây ra.
Nhiễm chủng vi khuẩn kháng thuốc Acinetobactor, 3 trẻ tử vong
Vào ngày 20/11, Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh có đến 3 trường hợp trẻ tử vong được xác định là do nhiễm khuẩn bệnh viện trên cơ địa trẻ sinh non, cân nặng 1,6-2,3kg/cháu. Tin này gây hoang mang vô cùng cho bất cứ bậc làm cha mẹ nào.
Qua xét nghiệm kiểm tra, có 3/11 cháu nhiễm chủng vi khuẩn bệnh viện có tên Acinetobactor kháng lại các loại kháng sinh thông thường, bệnh viện đang phải sử dụng công thức kháng sinh phối hợp để cứu chữa các cháu.
Nguyên nhân dẫn đến tử vong được xác định là do nhiễm chủng vi khuẩn kháng thuốc Acinetobactor.
Ngoài 11 trẻ này, hai bệnh viện Phụ sản trung ương và Bạch Mai cũng đón 8 trẻ chuyển từ Bắc Ninh sang. Đa số trong nhóm này là trẻ sinh non, một số có nhiều bệnh lý kèm theo như tim to, viêm phổi, nhiễm trùng rốn…
Nguyên nhân dẫn đến tử vong được xác định là do nhiễm chủng vi khuẩn kháng thuốc Acinetobactor. Theo Cảnh báo chủng vi khuẩn kháng thuốc khiến 3 trẻ sinh non tử vong (CDC), Acinetobacter là một loại vi khuẩn Gram âm thuộc nhóm Gammaproteobacteria. Những loại vi khuẩn thuộc loài Acinetobacter sống trong bệnh viện, là một nguồn lây nhiễm chính cho các bệnh nhân bị suy nhược trong bệnh viện, đặc biệt là loài Acinetobacter baumannii.
Nhiễm khuẩn Acinetobactor – nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân tử vong trong bệnh viện
Theo CDC, vi khuẩn Acinetobacter gây ra nhiều bệnh khác nhau, từ viêm phổi đến nhiễm trùng máu nghiêm trọng hoặc nhiễm khuẩn vết mổ với các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào bệnh. Vi khuẩn Acinetobacter cũng có thể "định cư" hoặc sống trong cơ thể bệnh nhân mà không gây nhiễm trùng hoặc triệu chứng, nhất là ở những vết thương hở.
Vi khuẩn Acinetobacter cũng có thể "định cư" hoặc sống trong cơ thể bệnh nhân ở những vết thương hở.
Acinetobacter gây ra rất ít nguy cơ cho người khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch, bệnh phổi mãn tính, hoặc bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn này gây nên. Bệnh nhân nhập viện, đặc biệt là những bệnh nhân ốm nặng phải dùng máy thở, những người phải nằm viện kéo dài, bị các vết thương hở, hoặc bất kỳ ai có thiết bị xâm lấn như ống thông tiểu cũng có nguy cơ cao hơn nhiễm khuẩn Acinetobacter. Đặc biệt, vi khuẩn Acinetobacter có thể lây lan sang những người khác do tiếp xúc với người bị nhiễm hoặc tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Acinetobacter có khả năng tích lũy những cơ chế kháng thuốc, dẫn đến xuất hiện các chủng kháng mọi loại kháng sinh hiện có. Sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn so với các chủng nhạy cảm khác.
Acinetobacter có khả năng tích lũy những cơ chế kháng thuốc, dẫn đến xuất hiện các chủng kháng mọi loại kháng sinh hiện có.
Theo Live Science, nhóm Acinetobacter thường được tìm thấy trong đất và nước, có rất nhiều loại và tất cả đều có thể gây bệnh cho người. Được biết, Acinetobacter baumannii chiếm khoảng 80% các ca nhiễm được báo cáo.
Đặc biệt, mới vào đầu năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố danh sách các siêu vi khuẩn có nguy cơ cực lớn đe dọa sức khỏe con người để cảnh báo về tình trạng kháng thuốc nghiêm trọng đang diễn ra. Trong đó, Acinetobacter baumannii đứng đầu danh sách, được liệt trong danh sách trầm trọng, nằm trong nhóm siêu vi khuẩn kháng với kháng sinh carbapenems. Do đó, loại vi khuẩn sống trong bệnh viện gây nên nhiễm khuẩn bệnh viện này vô cùng đáng sợ, nhất là khi làm tình trạng kháng kháng sinh trở nên càng lúc càng tồi tệ hơn.
Tình trạng lạm dụng kháng sinh khiến nhiễm khuẩn bệnh viện thêm tồi tệ.
Nhiễm khuẩn bệnh viện - một trong những mối nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh
Theo BS Phạm Văn Tiến (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103), ở Việt Nam, vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay là một vấn đề hết sức nan giải. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân tử vong, gặp phải nhiều biến chứng cũng như tăng số ngày phải nằm bệnh viện, tăng việc sử dụng thuốc kháng sinh, sự kháng thuốc của vi sinh vật, đồng thời kéo theo đó là cả chi phí dùng thuốc và gánh nặng bệnh tật cho người bệnh lẫn hệ thống y tế.
Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện nhất do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Tỷ lệ tử vong khi mắc phải nhiễm khuẩn bệnh viện lên đến 50%.
Theo giới chuyên gia, để giảm tải nhiễm khuẩn bệnh viện, đầu tiên chúng ta cần giảm tải được lượng vi khuẩn định cư ngoài môi trường, từ đó sẽ giúp giảm lượng vi khuẩn định cư trên cơ thể người bệnh. Trong quá trình nhân viên y tế tiến hành chữa trị cho bệnh nhân cũng phải đảm bảo vô khuẩn. Điều này vô cùng quan trọng, tránh nhiễm khuẩn cũng như lây lan nhiễm khuẩn bệnh viện từ người này sang người khác. Ngoài ra, WHO cũng khuyến cáo thêm một số biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn bệnh viện như rửa tay, dùng găng tay, dùng khẩu trang, kính mặt nạ khi tiếp xúc trong phòng bệnh…
WHO khuyến cáo một số biện pháp như rửa tay, dùng găng tay... để phòng tránh nhiễm khuẩn bệnh viện.
Phòng ngừa nguy cơ kháng kháng sinh
Từ trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện này, chúng ta cần nâng cao ý thức hơn nữa trong việc sử dụng kháng sinh. Tại Việt Nam, TS. Nguyễn Vũ Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ở nước ta ghi nhận không chỉ một mà vài loại "siêu vi khuẩn" kháng lại mọi loại thuốc kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Chưa kể nguy cơ lây lan "siêu vi khuẩn" đa kháng thuốc trên toàn cầu do sự giao lưu thế giới ngày càng rộng rãi. Vì thế, vấn đề kháng kháng sinh là một vấn đề toàn cầu mà không một nước nào ở ngoài cuộc.
Trong khi đó, lịch sử sáng chế kháng sinh và quá trình phát triển của nó cho thấy tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp so với mức độ gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Vào những năm 1940 kháng sinh đầu tiên được phát minh là penicillin nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện vi khuẩn kháng loại thuốc này.
Tình trạng kháng kháng sinh thực sự đáng báo động tới từng người dân. Do đó hãy cẩn trọng trong từng hành động nhỏ liên quan đến kháng sinh. Tránh lạm dụng kháng sinh dẫn đến kháng thuốc, nhờn thuốc, tạo điều kiện cho những vi khuẩn kháng thuốc ngày càng mạnh hơn, trở thành những siêu vi khuẩn. Không sử dụng kháng sinh bừa bãi mà cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ. Khi mắc bệnh nhất định phải đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ…