Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền

Bài và ảnh: Min,
Chia sẻ

Cứ dạo này hằng năm, bến Bình Đông đìu hiu thường ngày hóa thành chợ nổi với những chậu hoa, cây kiểng rực rỡ, cảnh giao thương "trên bến dưới thuyền" tấp nập năm xưa hiện về như chưa từng mất đi.

Cho dù là người hiện đại hay cổ điển, không một thị dân nào sống giữa cái đất Sài Gòn này mà không biết, nơi đây là vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau trong quá khứ, từ những cuộc du nhập của người dân tứ xứ khác dòng khác giống, cho tới các lề thói lâu năm được chắt chiu gìn giữ đời này sang đời khác...

Để rồi vậy, hôm nay, Sài Gòn dù đã trở thành vùng đất trẻ, tân thời nhất nhì trời Nam, vẫn may mắn còn lưu giữ trong mình không biết bao nhiêu bản ngã của hồi ức, của đẹp đẽ và vàng son văn hóa xưa kia. Trong đó, chợ hoa Tết trên bến Bình Đông là một ví dụ điển hình.

Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 1.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 2.

Ngược dòng thời gian, bến Bình Đông xưa có thể coi là một phần quan trọng nhất của chợ Lớn, của cộng đồng người Việt gốc Hoa trong những ngày đầu di dân từ Cù lao Phố vào đất Sài Gòn năm 1778. 

Ngày đó, do muốn tạo dựng mối giao thương buôn bán với lục tỉnh Nam Kỳ, người việt gốc Hoa đã lợi dụng con đường thủy lưu thông từ nhánh sông Sài Gòn này để hình thành nên vựa lúa gần như là lớn nhất thành Gia Định ngay tại bến Bình Đông, đúng hơn là cả con kênh Tàu Hủ.

Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 3.

Từ đó, nghiễm nhiên bến Bình Đông trở nên sầm uất hơn bao giờ hết, ghe thuyền từ các tỉnh miền Tây vào ra tấp nập. Các cuộc buôn bán giao thương diễn ra thường xuyên trong cảnh "trên bến dưới thuyền".

Thị dân nơi đây cũng nhanh chóng bắt nhịp, xây dựng nhà cửa cho phù hợp với lối kiến trúc Đông – Tây kết hợp, cột gạch, lan can sắt, bề ngang hẹp tăng số lượng nhà mặt tiền, mở rộng bán buôn. Trong đó, có cả Bình Đông hội quán được xây dựng từ thời vua Tự Đức (nay là đình Bình Đông) uy nghi khả kính, gìn giữ tín ngưỡng của cộng đồng người Việt lúc bấy giờ.

Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 4.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 5.

Đặc biệt là vào dịp Tết, bến Bình Đông như thay áo mới, rực rỡ cả một góc trời thành Gia Định. Những chiếc ghe, chiếc thuyền chở hoa từ vùng đất lục tỉnh Nam Kỳ ghé bến Bình Đông mang xuân tràn ngập. Hồi ấy, cứ nghĩ đến việc mua hoa về trưng hay cắm bàn thờ gia tiên đôi ba ngày Tết, thì thị dân Sài Gòn đều nghĩ ngay đến bến Bình Đông chứ không có nhiều sự lựa chọn như bây giờ.

Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 6.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 7.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 8.

Như thể yêu thương và nuối tiếc cho bến Bình Đông, cho những gì đã từng là đẹp nhất một thời vàng son, cứ đến Tết, người ta lại thấy một bến Bình Đông sầm uất như xưa, dù ngày thường có thể cô quạnh. Chợ hoa "trên bến dưới thuyền" này có tuổi đời ngang bằng lịch sử hình thành trung tâm Sài Gòn – Gia Định, giáp Tết là rạng rỡ thuyền hoa, cảnh giao thương "trên bến dưới thuyền" tấp nập năm xưa hiện về như chưa từng mất đi.

Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 9.

Từ những chiếc ghe chở đầy hoa trái, cây kiểng tận miền Tây lặn lội lên Sài Gòn, ngược xuôi neo đậu giữa lòng một thành phố hoa lệ với những ánh đèn neon, những tòa nhà cao ốc chọc trời, một hình ảnh truyền thống, phảng phất linh hồn xưa cũ trong nếp sống của vùng đất phương Nam lại hiện về trọn vẹn.

Nếu muốn tìm không khí Tết ở Sài Gòn, còn đi đâu nữa, ngoài bến Bình Đông? Đi, đi với tôi để tìm lại những gì đẹp đẽ nhất của Tết ngay tại bến Bình Đông vào dịp này, bằng lòng lưu luyến hơn là sự hiếu kỳ, nhé! Hãy chọn cho gia đình mình một chậu kiểng, một nhành mai, bông cúc... từ sớm, chứ đừng đợi sát ngày 30, cho bà con còn có Tết vui cùng.

Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 10.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 11.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 12.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 13.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 14.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 15.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 16.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 17.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 18.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 19.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 20.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 21.
Cận Tết, ghé bến Bình Đông coi chợ nổi, tìm lại Sài Gòn xưa trong cảnh giao thương trên bến dưới thuyền - Ảnh 22.
Chia sẻ