Cận cảnh ngôi nhà dây leo phủ kín của ông lão thợ hàn giữa Thủ đô
Tận dụng năng khiếu hàn xì của bản thân, ông Đinh Công Đoàn (sinh năm 1947 - trú tại Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội) đã thiết kế 1 chiếc cổng sắt độc đáo rồi cho cây leo phủ kín căn nhà 3 tầng của mình.
Nhiều năm nay, rất nhiều người đi qua số nhà 47 Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân - Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi căn nhà 3 tầng được phủ kín bởi một loại cây dây leo.
Là người thợ hàn từng sống và làm việc hơn 30 năm tại phố Hòa Mã, sau rồi chuyển ra ngôi nhà số 47 tại Khuất Duy Tiến, 20 năm nay, ông Đinh Công Đoàn đã biến ngôi nhà của mình trở nên độc đáo và "dị" nhất nhì đất Hà Thành bằng dây leo phủ xanh mướt toàn bộ ngôi nhà 3 tầng.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Đoàn cho biết: "Công việc trước đây của tôi là làm nghề thợ hàn, khi chuyển ra ngôi nhà mới này sinh sống tôi vẫn làm hàn, sửa xe đạp, xe máy cho đỡ buồn tay buồn chân. Ngoài ra, ông có sở thích ngắm cũng như bình phẩm về các loại cây cảnh".
Cách đây chừng 4 năm, ông Đoàn mua một cây dây leo có tên cúc tần Ấn Độ có giá 40 ngàn đồng về trồng cho "vui", nhưng không ngờ cây sau khi được trồng xuống hợp người, hợp đất nên phát triển nhanh chóng. Chỉ gần 1 năm sau, cây đã lớn nhanh và leo lên bao trùm không gian.
Thấy cây phát triển nhanh, sẵn có "máu hàn xì" trong người, ông Đoàn đã tự thiết kế một vòm thép vừa làm cổng, vừa làm sân để cây Cúc tần Ấn Độ leo lên.
Và kết quả ngoài sự mong đợi khi chỉ 2 năm sau khi trồng cây đã leo kín phần khung thép, bám vào tường leo lên tận tầng 3 của căn nhà.
Căn nhà độc đáo này khiến rất nhiều người di chuyển qua đây tò mò, ông Đoàn kể: "Nhiều người đi qua thấy lạ mắt, bèn vào hỏi han rồi học hỏi bí quyết trồng, tuy nhiên bản thân tôi cũng chẳng có bí quyết gì độc đáo, ban đầu tôi chỉ trồng chơi chơi, rồi thấy cây ngày càng phát triển và làm dàn thép cho cây leo lên thôi".
Hiện tại, cứ vài ba ngày ông Đoàn lại tiến hành cắt tỉa cây sao cho không bị vướng, giữ dáng và tạo đem lại bóng mát tốt nhất cho căn nhà.
Cây Cúc tần Ấn Độ được chăm sóc nên phát triển mạnh, theo quan sát của chúng tôi dây leo và lá chắn hết nắng mưa cho khuôn viên sân nhà. Ông Đoàn cho hay: "Vào mùa nắng nóng, mặc dù nhiệt độ ngoài trời cao nhưng khi vào nhà luôn mát mẻ và thoáng".
Và để cho cây phát triển mạnh, thi thoảng ông Đoàn cũng tiếp năng lượng cho cây bằng cách bón thêm các loại phân như: Đạm, lân...
Sau 4 năm, từ một gốc cây bé như que đũa thì nay gốc cây đã như cổ tay.
Phía bên trong sân, ông Đoàn đặt một số chậu tiểu cảnh.
Hoặc trên sân thượng tầng 3 ông cũng trồng 1 cây xanh và 2 cây tùng. Ông cho biết, chỉ tầm gần 1 năm nữa cây sẽ leo và trùm toàn bộ sân thượng tầng 3.
Chủ nhân ngôi nhà độc đáo đứng cạnh tác phẩm của mình. Mặc dù cây mọc nhiều, đẹp và độc đáo nhưng khá nhiều muỗi ông bèn khắc phục tình trạng này bằng cách mỗi tuần một lần đốt quả bồ kết với vỏ bưởi thì muỗi và côn trùng sẽ bay hết.
Là người thợ hàn từng sống và làm việc hơn 30 năm tại phố Hòa Mã, sau rồi chuyển ra ngôi nhà số 47 tại Khuất Duy Tiến, 20 năm nay, ông Đinh Công Đoàn đã biến ngôi nhà của mình trở nên độc đáo và "dị" nhất nhì đất Hà Thành bằng dây leo phủ xanh mướt toàn bộ ngôi nhà 3 tầng.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Đoàn cho biết: "Công việc trước đây của tôi là làm nghề thợ hàn, khi chuyển ra ngôi nhà mới này sinh sống tôi vẫn làm hàn, sửa xe đạp, xe máy cho đỡ buồn tay buồn chân. Ngoài ra, ông có sở thích ngắm cũng như bình phẩm về các loại cây cảnh".
Cách đây chừng 4 năm, ông Đoàn mua một cây dây leo có tên cúc tần Ấn Độ có giá 40 ngàn đồng về trồng cho "vui", nhưng không ngờ cây sau khi được trồng xuống hợp người, hợp đất nên phát triển nhanh chóng. Chỉ gần 1 năm sau, cây đã lớn nhanh và leo lên bao trùm không gian.
Thấy cây phát triển nhanh, sẵn có "máu hàn xì" trong người, ông Đoàn đã tự thiết kế một vòm thép vừa làm cổng, vừa làm sân để cây Cúc tần Ấn Độ leo lên.
Và kết quả ngoài sự mong đợi khi chỉ 2 năm sau khi trồng cây đã leo kín phần khung thép, bám vào tường leo lên tận tầng 3 của căn nhà.
Căn nhà độc đáo này khiến rất nhiều người di chuyển qua đây tò mò, ông Đoàn kể: "Nhiều người đi qua thấy lạ mắt, bèn vào hỏi han rồi học hỏi bí quyết trồng, tuy nhiên bản thân tôi cũng chẳng có bí quyết gì độc đáo, ban đầu tôi chỉ trồng chơi chơi, rồi thấy cây ngày càng phát triển và làm dàn thép cho cây leo lên thôi".
Hiện tại, cứ vài ba ngày ông Đoàn lại tiến hành cắt tỉa cây sao cho không bị vướng, giữ dáng và tạo đem lại bóng mát tốt nhất cho căn nhà.
Cây Cúc tần Ấn Độ được chăm sóc nên phát triển mạnh, theo quan sát của chúng tôi dây leo và lá chắn hết nắng mưa cho khuôn viên sân nhà. Ông Đoàn cho hay: "Vào mùa nắng nóng, mặc dù nhiệt độ ngoài trời cao nhưng khi vào nhà luôn mát mẻ và thoáng".
Và để cho cây phát triển mạnh, thi thoảng ông Đoàn cũng tiếp năng lượng cho cây bằng cách bón thêm các loại phân như: Đạm, lân...
Sau 4 năm, từ một gốc cây bé như que đũa thì nay gốc cây đã như cổ tay.
Phía bên trong sân, ông Đoàn đặt một số chậu tiểu cảnh.
Hoặc trên sân thượng tầng 3 ông cũng trồng 1 cây xanh và 2 cây tùng. Ông cho biết, chỉ tầm gần 1 năm nữa cây sẽ leo và trùm toàn bộ sân thượng tầng 3.
Chủ nhân ngôi nhà độc đáo đứng cạnh tác phẩm của mình. Mặc dù cây mọc nhiều, đẹp và độc đáo nhưng khá nhiều muỗi ông bèn khắc phục tình trạng này bằng cách mỗi tuần một lần đốt quả bồ kết với vỏ bưởi thì muỗi và côn trùng sẽ bay hết.