Cái Tết đặc biệt của những đứa trẻ: Năm nay chẳng mong quà bánh lì xì, chỉ hy vọng gia đình bên nhau là đủ
Một mùa xuân nữa lại đến, theo cùng cái Tết đặc biệt sau một năm nhiều thử thách. Có lẽ, với những đứa trẻ đã đi qua một năm học online, phần lớn thời gian quanh quẩn ở nhà và đôi lúc phải xa ba mẹ, cái Tết này lại càng đặc biệt hơn.
Tùng ngồi trong phòng nhìn ra ngoài cửa sổ. Đã 4 ngày kể từ khi nhà cậu bé 8 tuổi có một chiếc biển "khu vực cách ly y tế" treo trước cửa nhà. Kể từ khi mẹ nhiễm Covid và phải đưa đi điều trị tập trung vì có bệnh nền, chỉ có 3 cha con ở nhà. Tùng không biết mình đã ở trong nhà bao lâu trong suốt năm vừa qua, không nhớ mình đã học online bao tiếng hay khu nhà mình đã bị phong tỏa bao lần. Ngày Tết gần kề, trong nhà cũng chưa có gì cho có không khí Tết khi mẹ phải vài ngày nữa mới được về - ba Tùng bảo vậy.
Như mọi năm, cậu bé sẽ đếm từng ngày để đến Tết. Còn năm nay, Tùng chỉ đếm từng ngày để chờ mẹ về. Cái Tết 2022 không chỉ lạ với Tùng mà còn quá lạ lẫm với hàng triệu trẻ em trên khắp Việt Nam.
Cách đó chỉ vài cây số, Hoàng Phương (12 tuổi, Đống Đa) cũng đang chuẩn bị bữa cơm trưa chỉ có mình em. Bố vẫn phải đi làm, mẹ làm bác sĩ những ngày này bận rộn chẳng có vài phút ngơi tay. Nghĩ mình đã lớn, Phương phải tự lo những việc như ăn uống, học hành trong ngày. Cô giáo thông báo lịch nghỉ Tết, Phương cũng không thấy vui hơn là bao nhiêu khi em vẫn ở trong nhà là chính. Với Phương, Tết là khi mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, cả nhà được vui vầy cùng nhau.
Tết của những năm trước với lũ trẻ là quà bánh, là háo hức lì xì, là những đợt nghỉ dài ngày tha hồ "ngủ nướng" không phải lo dậy sớm, được bố mẹ cho đi chơi khắp nơi. Tết của năm 2022 vẫn là những nỗi lo về dịch bệnh khi số ca mắc mới đều đang tăng lên mỗi ngày, những khoảng nghỉ ngơi hiếm hoi sau nửa năm ròng học online để rồi lại thở dài khi biết ra Tết vẫn khó có thể trở lại trường gặp bạn bè- thầy cô, là không khí lo lắng khắp nơi - người lớn không vui, lũ trẻ cũng buồn thiu. Có những đứa trẻ tưởng như đã quen với cảnh cha mẹ đi chống dịch, đi cách ly vì dịch bệnh, mà đến ngày Tết cũng rầu rầu: "Mẹ ơi Tết này khi nào bố về?"
Đi qua một năm đầy thách thức, người lớn ngóng đoàn viên, được trở về nhà bao nhiêu thì trẻ em cũng chỉ mong có cha mẹ đủ đầy, cả nhà ấm áp bên nhau trong năm mới. Mùa Tết năm nay, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của hàng triệu trẻ em Việt là cả gia đình được quây quần, như câu chuyện thương hiệu Vua Nệm gửi tới trong phim ngắn ý nghĩa cho mùa Tết năm nay.
Tết đặc biệt của những đứa trẻ mùa dịch
Chuyện của Thành và em gái là câu chuyện chung của rất nhiều trẻ em trong mùa dịch, đi cùng những khó khăn các em phải đối mặt: những đứa trẻ không có ai chăm sóc, việc học tập bị ảnh hưởng và gián đoạn bởi các công việc gia đình, không được hỗ trợ về mặt cảm xúc và tinh thần ở cái tuổi luôn có nhu cầu được vỗ về và chăm sóc. Với nhiều đứa trẻ, thiếu hơi ấm của cha mẹ trong những ngày Tết cận kề là nỗi buồn không thể đong đếm. Tết chỉ cần có gia đình ở bên là thấy ấm áp yêu thương. Mang thông điệp "Có nhau là có Tết", hơn 7 phút đầy cảm xúc của bộ phim khiến chúng ta nhận ra "Hạnh phúc đôi khi đơn giản là thấy được nhau…"
Tết đặc biệt của những đứa trẻ mùa dịch
Thấu hiểu những lắng lo của trẻ em nói riêng và các gia đình Việt Nam nói chung trong mùa Tết, phim ngắn của Vua Nệm một lần nữa gợi nhắc chúng ta về sức ảnh hưởng của dịch bệnh với mỗi đứa trẻ, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu được chăm sóc cả về sức khỏe thể chất và tinh thần của "thành viên nhí" nhà mình: Chiếc nệm êm ái gắn bó với mỗi đứa trẻ từ lúc mới lọt lòng, chứng kiến sự trưởng thành trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Chiếc nệm cũng là "nhân chứng" cho bao vui buồn cùng những cái ôm ấm áp của tình thân, để xoa dịu những nỗi cô đơn, lo lắng trên hành trình đầy sóng gió của cuộc đời.
Vì ngày Tết, ai cũng xứng đáng có được hạnh phúc và niềm vui đoàn viên. Sau một năm dài đầy chông gai và mất mát, hẳn ai cũng hiểu ra điều quan trọng nhất chính là gia đình và sức khỏe. Như ngày mai trời lại sáng sau một đêm ngon giấc, Vua Nệm hi vọng năm mới sẽ lại đầy ắp những điều hạnh phúc trên khắp Việt Nam.