Cách trị bệnh tiêu chảy
Sau những ngày nước ngập, nguồn nước bị ô nhiễm rất dễ bùng phát dịch tiêu chảy. Dưới đây là một số "kế sách" giúp bạn điều trị căn bệnh này
- Do stress và căng thẳng.
- Nhiễm khuẩn bởi vi rút hay vi khuẩn.
- Ăn phải thức ăn ôi thiu.
- Do phải chung sống và sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
- Uống quá nhiều rượu.
- Do ảnh hưởng những mặt trái của các loại thuốc sử dụng.
Mẹo nhỏ mách bạn.
- Pha lẫn nước ép trái lựu với 1 cốc nước mía và uống thành 4 lần trong ngày.
- Chỉ đơn giản mỗi ngày uống một cốc nước ép lựu chia thành 3 - 4 lần mỗi ngày.
- Dùng 1/2 cốc nước ép bạc hà để uống sau cứ mỗi 2 giờ một lần.
- Ninh nhừ một củ carot, sau đó nghiến nát, và ăn mỗi thìa cà rốt ninh nhừ này trong vòng 15 phút.
- Sữa chua không chỉ là một loại thần dược làm đẹp, mà trong sữa chua còn có chứa hàng triêu vi khuẩn lên men, cực kỳ tốt cho tiêu hoá của bạn. Vì thế chỉ đơn giản bằng việc bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống thường ngày cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
- Nghệ cũng được xem như một "vị thuốc" có khả năng "trị" chứng tiêu chảy.
- Hãy uống một cốc trà hay cà phê đặc, sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
- Trà gừng sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn khi bị chứng tiêu chảy hoành hành.
- Nấu 1/2 chén gạo với 4 cốc nước và 2 thìa bột gừng, có thêm một chút muối. Thêm 1/ 2 cốc nước lựu ép khi cháo còn nóng. Món ăn này sẽ nhanh chóng giúp bạn "thoát" khỏi tình trạng bị khử nước trong cơ thể và cung cấp năng lượng nhanh chóng
- Món súp với nguyên liệu chính là carốt cũng là một món ăn không chỉ bổ mắt mà còn giúp bạn chữa trị chứng tiêu chảy.
- Nên uống nhiều nước. Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tống ra quá nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể bạn.
- Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá... Nên tránh những loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá .
Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như xúp gà, nước phở.
Phòng bệnh
- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm...;
- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh;
- Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn (nếu không có nước máy phải dùng cloramin B để khử khuẩn).
Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác.
Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu ý, nếu đã thử nhiều cách mà chứng bệnh tiêu chảy không có xu hướng thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời được điều trị trước khi quá muộn.
Khổng Hà